Cẩm nang thông tin cần biết về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hiện nay rất phổ biến, hơn nữa, độ tuổi bệnh nhân mắc căn bệnh này cũng dần trẻ hóa. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những thông tin rõ ràng, tổng quan nhất về bệnh tiểu đường với hi vọng cộng đồng sẽ quan tâm hơn đến căn bệnh này.

Ngày đăng: 25-08-2020

957 lượt xem

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Rất ít người hiểu rõ và kỹ lưỡng về khái niệm bệnh tiểu đường vì vậy mà cách phòng bệnh không đúng đắn gây ra nhiều hệ lụy về sau. Trong thức ăn sẽ có một lượng carbohydrate nhất định, sau khi ăn, loại chất này sẽ được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể con người.

Glucose là đường và sẽ được cơ thể hấp thụ thông qua đường ruột, hòa tan vào trong máu. Ngay lúc này, hệ thống thần kinh sẽ phát ra tín hiệu để tuyến tụy tiết ra hoóc môn insunlin để đưa lượng glucose này đến các tế bào. Loại hoóc môn này có thể gây ra tình trạng tăng cân, tích tụ mỡ thừa trên cơ thể.

Lượng glucose hay hoóc môn insulin tăng đột biến, vượt ngưỡng cho phép trong cơ thể sẽ làm đường không được chuyển hóa hết mà tồn động lại trong máu. Dư thừa đường trong máu là bệnh tiểu đường.

Tiểu đường còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường, tức là hội chứng rối loạn chuyển hóa carbohydrate, dư thừa glucose trong máu. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh hiểm nghèo khác như: suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não, tim mạch vành,…

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

2. Bạn đang bị tiểu đường loại nào?

Thông thường, bệnh tiểu đường gồm 2 thể bệnh chính: là Tuýp 1 và tuýp 2. Ngoài ra còn có một chứng bệnh gọi là tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 xuất hiện bởi cơ thể giảm tiết ra hoặc không tiết ra hoóc môn insulin vì sự hoạt động bất thường của tế bào β đảo Langerhans. Tình trạng này nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đa phần bệnh nhân của tiểu đường túp 1 đều là người trẻ dưới 20 tuổi, số người mắc loại tiểu đường này chiếm đến gần 10% tổng lượng bệnh nhân các loại tiểu đường khác. Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường có biến chuyển rất đột ngột, khó lường, nhiều người bệnh có biến chuyển rất nhanh nên dễ dàng nhận ra.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 nhưng phát hiện ra tỉ lệ di truyền và môi trường sống rất cao.

Triệu chứng của đái tháo đường tuyp1

Đói và mệt: Cơ thể cần glucose để chuyến hóa thành năng lượng phục vụ các hoạt động thể chất và tinh thần mỗi ngày. Tiểu đường tuýp 1 lại ức chế, thậm chí là không diễn ra quá trình này nên cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lười vận động và đói.

Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn: Mỗi ngày cơ thể con người sẽ cần từ 2 lít nước trở lên. Nhưng những người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 lại có xu hướng khát nước, đòi hỏi một lượng nước nhiều hơn dẫn đến việc đi tiểu nhiều lần mỗi ngày. Điều này xảy ra bởi vì lượng glucose sẽ được cơ thể tái sử dụng tại thận của mỗi người nhưng khi mắc tiểu đường tuýp 1, lượng đường lại chỉ được đưa vào máu. Do đó, thận thiếu năng lượng, dẫn tín hiệu lên não là đang khát và sản xuất ra nước tiểu liên tục.

Khô miệng và ngứa da: Vì thường xuyên khát nước và phải đi tiểu liên tục nên độ ẩm trong cơ thể sẽ giảm đi rất nhiều làm da khô ngứa, cổ họng và lưỡi cũng khô khan.

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bênh bắt nguồn nhiều bởi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt mỗi ngày. Bệnh nhân mắc căn bệnh này thường ở độ tuổi trên 40 nhưng hiện nay đã trẻ hóa đáng báo động. Lượng bệnh nhân mắc bệnh này chiếm khoảng gần 95% tổng lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không có bất kì biểu hiện nào trong giai đoạn đầu mắc phải vì vậy bệnh nhân đều điều trị khi bệnh đã nặng hơn.

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường typ2

Nhiều người cho rằng tiểu đường tuýp 2 chính là căn bệnh thầm lặng lấy đi sinh mạng của con người trong khi người bệnh không hề hay biết. Nếu bệnh tiểu đường tuýp 1 gây ra nhiều triệu chứng ngay thì tiểu đường tuýp 2 lại hoàn toàn ngược lại nó âm thầm phá hủy cơ thể trước khi biểu lộ dấu hiệu.

Sau nhiều năm tồn tại trong cơ thể, bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ gây ra các triệu chứng sau đây:

Nhiễm trùng nấm men: Dù là nam hay nữa, khi một ai đó mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều sẽ có dấu hiệu là xuất hiện tình trạng nhiễm trùng nấm men. Vì loại nấm này ăn glucose, do đó, cơ thể người mắc tiểu đường tuýp 2 là môi trường phát triển tuyệt vời của chúng. Dấu hiệu nhiễm trùng nấm men là xuất hiệm nấm ở những vùng ẩm trên cơ thể như giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục

Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Vết thương hở không thể lành lặn cứ lở loét và mưng mủ trong một thời gian dài. Vết thương trở nên ngày càng bất thường là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, bệnh nhân còn có cảm giác đau buốt tay chân vì tiểu đường nặng còn gây tổn thương dây thần kinh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ

 

 

Đừng xem nhẹ triệu chứng của tiểu đường thai kì

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ mang thai có những thay đổi đột ngột về hoóc môn, nội tiết tố, một trong số đó còn có người mắc rối loạn trao đổi carbonhyrate. Vì vậy, đây là nguyên nhân gây nên chứng bệnh tiểu đường thai kỳ, căn bệnh này sẽ hoàn toàn biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ để điều trị sớm vì tỉ lệ xảy ra biến chứng vẫn khá cao.

Các loại thảo mộc tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Theo nghiên cứu, trong thiên nhiên vẫn tồn tại rất nhiều loại thảo mộc, thảo dược tự nhiên lành mạnh hỗ trợ việc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 rất hiệu quả. Dưới đây là tên gọi cụ thể của các loại thảo mộc tốt cho bệnh nhân tiểu đường:

1. Cỏ cà ri

Cái tên đầu tiên được nhắc đến trong danh sách các loại thảo mộc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả chính là cỏ cà ri. Loại thảo dược tự nhiên này không chỉ tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà còn hỗ trợ giảm lượng đường và mỡ trong máu.

Theo nghiên cứu, cỏ cà ri chứa một lượng lớn axit amin lành mạnh có tác dụng tăng cường sự nhạy cảm của cơ thể với hoóc môn insulin, nhờ đó mà hỗ trợ ổn định đường huyết một cách tối ưu.

Theo đó, một người tiêu thủ khoảng 25g cỏ cà ri đỏ mỗi ngày, cơ thể của họ sẽ tăng khả năng kiểm soát glucose, đường trong máu hiệu quả hơn 30 – 40% người thường không bổ sung. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiêu thụ quá nhiều bột cà ri cũng không phải là điều tốt vì một số chất trong nó có thể gây đầy hơi, đầy bụng, khó tiêu cùng một số biến chứng khác. Để sử dụng có hiệu quả loại hạt này, bạn nên ngâm khoảng 10gram hạt với nước ấm, để qua đêm để ăn vào bữa sáng.

2. Nghệ

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, nghệ còn biết đến như một loại thần dược đối với sức khỏe con người. Ngoài khả năng chữa lành vết thương, tiêu viêm, kháng khuẩn, loại củ màu vàng có mùi thơm đặc trưng này còn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hữu hiệu.

Khi bổ sung nghệ mỗi ngày với liều lượng vừa phải, cơ thể của bạn sẽ tăng cường khả năng kiểm soát hoóc môn insulin, hạn chế trữ đường trong máu. Ngoài ra, nghệ còn điều hòa huyết áp, tăng cường đào thải độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể.

Bạn có thể uống nghệ ở dạng tinh bột 2 lần/ngày với mật ong trước hoặc sau bữa ăn. Loại thức uống này còn rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, đồng thời giảm cân và làm đẹp da từ sâu bên trong.

Củ nghệ rất tốt trong điều trị bệnh tiểu đường

3. Mướp đắng

Mướp đắng hay khổ qua là một loại rau quả tươi thường được người Việt dùng để chế biến thức ăn. Không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc, khổ qua hay mướp đắng còn mang đến vô vàn tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, cơ thể và nhan sắc của mỗi người.

Bổ sung 1 ly nước ép hoặc 2 quả khổ qua mỗi ngày, lượng đường trong máu sẽ hạ thấp, không trở nên quá tải. Nguồn dưỡng chất trong mướp đắng cũng rất tốt đối với bệnh nhân cao huyết áo, tim mạch, gan nhiễm mỡ… Chất xơ và vitamin trong loại quả này còn tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, tiêu hóa của đường ruột.

4. Dây thìa canh

Nhắc đến các loại thảo dược tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, nhất định không thể bỏ qua dây thìa canh. Loại thực phẩm sống nhiều trong tự nhiên này tưởng chừng đơn giản nhưng lại là nguồn dưỡng chất dồi dào vô cùng tốt cho sức khỏe, nhất là đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nặng.

Không chỉ vậy, dây thìa canh còn có tác dụng giảm sự hấp thu đường trong ruột và cholesterol.

5. Nhân sâm

Khác với các loại thảo mộc khác, nhân sâm tuy mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh tiểu đường, điều hòa đường trong máu nhưng lại có giá thành rất cao, thường chỉ dành cho giới nhà giàu.

Tuy nhiên, tác dụng chữa bệnh tiểu đường của nhân sâm có thể làm bạn cảm nhận được hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn sử dụng mà thôi. Bởi vì vậy mà nhiều người cho rằng nhân sâm như tiên dược đối với sức khỏe con người.

Trong loại tiên dược có trong thiên nhiên này có nhiều dưỡng chất quý góp phần tăng sức đề kháng, tăng lượng kháng thể trong cơ thể người bệnh tiểu đường giúp họ chữa lành hiệu quả các vết lở loét, vết bầm tím…Ngoài ra, nhân sâm còn có khả năng hạ đường huyết từ 15-20%. Hiệu quả này thậm chí còn ngang bằng với một số loại thuốc thông dụng trên thị trường hiệu nay.

6. Quả bầu nâu

Loại “thần dược” tự nhiên tiếp theo mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh tiểu đường chính là quả bầu nâu. Loại thảo mộc dân dã này lại có tác dụng hạ đường huyết, chống tiểu đường, giúp tuyến tụy sản xuất insuli vượt trội.

Theo khuyến cao, mỗi người chỉ nên sử dụng 500mg bầu nâu mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe và không có tác dụng phụ. Nhưng tốt nhất, các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng quả bầu nâu để tránh phản tác dụng.

Các loại thảo dược chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

7. Bạch quả

Nhắc đến các loại thảo dược hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, bỏ qua bạch quả sẽ là một thiếu sót vô cùng lớn của mọi người. Bạch quả rất dễ trồng nên được sử dụng rộng rãi tại các hiệu thuốc đông y nhằm hỗ trợ điều trị một số bệnh về huyết áp, đường ruột, chậm lưu thông máu, ngăn ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường… Do đó, khi đến các phòng khám đông y, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ và cho sử dụng bạch quả để uống hàng ngày nhằm điều hòa khí huyết, giảm lượng đường trong máu.

8. Việt quất

Chắc hẳn ai nấy cũng đều biết đến công dụng ngăn ngừa lão hóa, chống oxy hóa tế bào, cải thiện cân nặng và giảm lượng mỡ thừa của việt quất nhưng loại quả mọng này còn mang đến một cộng dược tuyệt vời khác. Đó chính là điều trị bệnh tiểu đường hữu hiệu.

Trong việt quất có một lượng lớn các vitamin hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ giúp điều trị chứng rối loạn chuyển hóa glucose, hạn chế sản sinh hoóc môn insulin bất thường trong cơ thể. Do đó, việt quất góp phần điều trị bệnh tiểu đường vượt trội.

9. Cây chóc máu

Đây là một loại cây có lẽ rất xa lạ với người Việt Nam nhưng trong Y học, cây chóc máu có tác dụng cực kỳ tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 2. Loại cây này sinh sống trong môi trường hoang dã, là dạng cây bụi leo thân gỗ có kích thước lớn. Cây chóc máu sinh sống nhiều ở Sri Lanka và khu vực phía Nam của Ấn Độ. Sử dụng bột của cây chóc máu mỗi ngày có thể điều chỉnh được mức độ đường trong cơ thể.

10. Lá sầu đâu

Sầu đâu cũng là một loại thực vật mang nhiều tác dụng như thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng lại mọc rất nhiều ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam. Không chỉ là thực phẩm quen thuộc, lá sầu đầu còn là thảo dược điều trị nhiều loại bệnh hiệu quả, trong đó có bệnh tiểu đường.

Uống nước đun từ lá sầu đâu hoặc ăn chúng mỗi ngày hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, kích thích điều hòa lượng insulin, glucose trong máu hiệu quả. Bởi vì vậy, lá sầu đâu được nhiều người Việt tin dùng để cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống chọi với bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Thế mạnh của những thảo dược trên là giúp đường huyết ổn định, từ đó làm chậm tiến trình biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha