Vì sao cần hiểu đúng về thuốc tâm thần?

Thuốc điều trị bệnh tâm thần cần phải được hiểu rõ về công dụng và tác dụng phụ để việc điều trị được hiệu quả.

Ngày đăng: 04-12-2018

1,402 lượt xem

Một vài nét các thuốc chữa bệnh tâm thần

Có nhiều giả thiết về nguyên nhân gây bệnh tâm thần. Giả thiết được nhiều nhà y học tán đồng là do tăng quá mức chất dẫn truyền thần kinh dopamin. Từ giả thiết này, chế tạo ra các thuốc làm giảm sản xuất hay ức chế dopamin để chữa bệnh.

Có thể coi thuốc tâm thần là thuốc ức chế thần kinh trung ương (đưa trạng thái hoạt động tâm thần quá mức về trạng thái hoạt động tâm thần bình thường).

Thuốc tâm thần có 2 nhóm: nhóm điển hình hay cổ điển dùng để chữa chủ yếu thể điển hình; có 18 loại thuốc trong đó hơn 50% là dẫn chất phenothiazin còn lại là dẫn chất benzamid, butyrophenon, thioxanthen.

Thuốc chữa bệnh tâm thần ức chế hoạt động hệ thần kinh trung ương

Hiểu để dùng đúng thuốc tâm thần phân liệt

Khi bị tâm thần nhất thiết phải dùng thuốc: bệnh sinh tâm thần phân liệt là do sự tăng quá mức chất dẫn truyền thần kinh dopamin.

Dùng thuốc làm giảm sản xuất hay ức chế dopamin là tác động vào nguyên nhân bệnh. Còn tâm lý liệu pháp, liệu pháp hành vi góp phần mang lại một số hiệu quả nhất định nhưng không thể thay thế được thuốc.

Tùy giai đoạn mà thầy thuốc sẽ cho liều khác nhau, tránh nhầm lẫn bệnh dẫn tới dùng nhầm thuốc: người bệnh tâm thần phân liệt có thể có triệu chứng âm tính với tư duy nghèo nàn, ý chí suy đồi mất hứng thú, vô cảm, mất động lực, gọi chung là suy giảm năng lượng tâm thần.

Nhóm thuốc không điển hình ít có các tác dụng phụ rầm rộ như rối loạn ngoại tháp, rối loạn vận động muộn như nhóm thuốc điển hình. Tuy nhiên, nhóm thuốc không điển hình cũng có một số tác dụng phụ khó nhận biết, không kém phần nguy hiểm.

Biết để tránh các tác dụng không muốn

Gây mất tập trung, giảm nhanh nhẹn, buồn ngủ, ngủ lơ mơ: tất cả thuốc tâm thần đều có tác dụng phụ không mong muốn này, đặc biệt nhóm thuốc có cấu trúc dẫn chất phenothiazin chứa nhóm chức histaminergic (như clopromazin) thì càng nặng. Khi dùng thuốc, không được lái tàu xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao, làm các việc mạo hiểm vì dễ gây ra tai nạn.

Gây hội chứng ngoại tháp (EPS = Extra Pyramidal Syndrome): EPS là hội chứng rối loạn vận động và phối hợp vận động, đi lại khó khăn, dễ mất thăng bằng, té ngã, dễ bị tai nạn; cử động chậm, sờ vào vật gì cũng rờ rẫm lóng ngóng; nói năng không lưu loát, không thành câu, từng tiếng một, rời rạc. 

 

Thuốc tâm thần thường gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn

Gây hội chứng vận động muộn: sau hội chứng ngoại tháp thường gặp hội chứng rối loạn vận động muộn ở vùng miệng - lưỡi - cơ nhai làm cho nói chậm, khó; với biểu hiện đặc trưng là các cơ ở vùng này hoạt động nhịp nhàng nhưng không theo ý muốn, thí dụ môi cứ mấp máy liên tục, miệng luôn giật méo về một bên.

Để tránh hiện tượng này chỉ dùng thuốc với liều tối thiểu đủ hiệu lực. Khi người bệnh bị hội chứng ngoại tháp (EPS), không cho họ đi lại nhiều, tham gia giao thông, điều dưỡng viên phải đi sát, theo dõi, nâng đỡ khi cần thiết; phải chịu khó nghe để hiểu họ, không được cáu gắt.

Gây hội chứng an thần kinh ác tính (NMS=Neuroleptic Malignant Syndrome): khi dùng thuốc tâm thần liều cao, hay phối hợp chúng với các thuốc an thần kinh khác, với các thuốc làm trầm suy hệ thần kinh trung ương thì xảy ra hiện tượng “làm dịu” quá mức, “an thần kinh” quá mức hay gọi là hội chứng an thần kinh ác tính (NMS). 

Như vậy việc hiểu rõ về các thuốc chữa bệnh tâm thần sẽ giúp gia đình đưa ra sự lựa chọn phù hợp về phương pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha