Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em về cơ bản cũng giống như tâm thần phân liệt người lớn. Sự khác biệt chính là nó bắt đầu sớm hơn nhiều.
Ngày đăng: 20-02-2019
1,323 lượt xem
1. Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em là gì?
Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em về cơ bản cũng giống như tâm thần phân liệt người lớn. Sự khác biệt chính là nó bắt đầu sớm hơn nhiều. Tâm thần phân liệt giai đoạn sớm có thể làm giảm khả năng phát triển tính xã hội, tâm sinh lý cũng như nhận thức của trẻ.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em
Tuy nhiên, trước khi xác nhận chẩn đoán, bác sĩ sẽ đảm bảo rằng các triệu chứng của đứa trẻ không phải là do bất kỳ nguyên nhân hoặc do dùng thuốc khác. Ngoài ra, đứa trẻ cũng phải có chỉ số IQ trên 70 trước khi chẩn đoán được xác nhận.
Một số triệu chứng không bao giờ biến mất, trong khi các triệu chứng khác có thể thuyên giảm dần. Mức độ nghiêm trọng và loại triệu chứng có thể khác nhau tại các giai đoạn trong cuộc đời và khác biệt giữa người này với người khác.
3. Dấu hiệu ở trẻ vị thành niên
Cũng rất khó để chẩn đoán trẻ vị thành niên bị tâm thần phân liệt vì nhiều thanh thiếu niên có thể có một số hành vi này mà không có rối loạn tâm thần nào.
Một số triệu chứng phổ biến nhất ở thanh thiếu niên bao gồm:
- Thiếu động lực
- Sử dụng chất gây nghiện
- Học hành sa sút
- Hành vi kỳ lạ
Trẻ em dễ mắc các chứng rối loạn tâm thần
4. Các dấu hiệu muộn của bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân ở trẻ em phát triển và thay đổi theo thời gian. Các triệu chứng phát triển muộn có thể bao gồm:
- Ảo giác thường liên quan đến nghe và nhìn thấy những thứ không tồn tại. Ảo giác phổ biến nhất trong bệnh tâm thần phân liệt là nghe thấy giọng nói lạ.
- Những ảo tưởng xảy ra khi trẻ tin vào những điều không có thực. Những ảo tưởng này khác nhau giữa nhận thức tiêu cực và tích cực. Một số ví dụ có thể bao gồm cảm giác được yêu thích hoặc cảm thấy bị tổn thương.
- Rối loạn tư duy thường không được chứng minh, nhưng được cho là hậu quả của rối loạn ngôn ngữ. Trẻ có thể gặp khó khăn khi giao tiếp, có thể do trả lời các câu hỏi với thông tin không liên quan.
- Hành vi vận động bất thường có thể bao gồm một số dấu hiệu như kích động hay trở nên ngớ ngẩn. Hành vi này khiến trẻ khó hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Cuối cùng, điều quan trọng cần biết rằng trẻ em và thanh thiếu niên bị tâm thần phân liệt có xu hướng suy nghĩ và hành động tự tử. Cha mẹ và người chăm sóc nên cẩn trọng khi thấy dấu hiệu của những ý nghĩ tự tử và tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
Nên tư vấn tâm lý cho trẻ em mắc các chứng bệnh tâm thần
5. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em
Bác sĩ sẽ cần phải loại trừ những rối loạn sức khoẻ tâm thần khác. Đồng thời, đảm bảo rằng các triệu chứng không phải do thuốc, ma túy, rượu hoặc các tình trạng sức khoẻ khác.
- Kiểm tra tâm lý của trẻ bao gồm việc quan sát vẻ ngoài và thái độ của đứa trẻ, đánh giá suy nghĩ, cảm xúc, khuynh hướng gây tổn thương cho người khác, khả năng suy nghĩ, tâm trạng, chức năng và lo âu.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc trước khi chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt để giúp ngăn trẻ làm hại bản thân hoặc người khác.
Giáo dục kỹ năng sống và đào tạo trong các tình huống xã hội, học tập, và gia đình, nếu cần thiết thì phải nhập viện để điều trị trong giai đoạn khủng hoảng.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn