Bệnh hoang tưởng không còn xa lạ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến sai lệch khi hiểu về căn bệnh này, do đó, chứng ta nên biết một số thắc mắc thường gặp nhất về bệnh hoang tưởng để có cái nhìn chính xác nhất.
Ngày đăng: 18-08-2017
2,165 lượt xem
1. Bệnh hoang tưởng có thể xảy ra với ai?
Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Nguyên nhân căn bệnh này là do những biến đổi, khiếm khuyết trong chức năng hoạt động của não bộ cũng như sự chuyển hoá của tế bào não.
Bệnh hoang tưởng có thể xảy ra với bất kì đối tượng nào
Bệnh hoang tưởng có rất nhiều triệu chứng phụ thuộc vào mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng. Các biểu hiện của bệnh hoang tưởng thường thấy như:
- Ăn, ngủ thất thường. Thường là ăn không ngon, ngủ không yên giấc.
- Không biểu hiện vui buồn cùng mọi người mà là sự thờ ơ, dửng dưng.
- Lời nói không liền mạch, trôi chảy.
- Thường xuyên đưa ra những ý nghĩ thất thường, không có trong thực tế. Cách thức biểu lộ thay đổ khác lạ, hay suy diễn, cảm nhận những điều phi thực tế.
- Nói ra những sự việc, suy nghĩ hay những liên tưởng khác lạ, phi lý.
2. Bệnh hoang tưởng có di truyền không?
Bệnh hoang tưởng là triệu chứng và thường là giai đoạn đầu của bệnh tâm thần phân liệt. Những yếu tố gây ra bệnh tâm thần phân liệt bao gồm như yếu tố môi trường, gia đình, rối loạn chuyển hoá, khả năng tự miễn dịch kém...
Bệnh hoang tưởng có di truyền không hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên bệnh tâm thần phân liệt ít nhiều có tính di truyền. Ngoài ra nếu gia đình có người mắc bệnh tâm thần phân liệt thì các con sinh ra khả năng mắc bệnh này là rất cao. Thế nhưng quy luật di truyền của bệnh này như thế nào thì hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời.
Vẫn chưa xác định rõ tính di truyền của bệnh hoang tưởng
3. Có thể điều trị bệnh hoang tưởng được không?
Một số thuốc tây chống trầm cảm có thể hữu ích trong điều trị. Ví dụ như thuốc chống trầm cảm ba vòng như clomipramine (Anafranil) và imipramine (Tofranil).
Một số lưu ý khi dùng thuốc tây chữa bệnh hoang tưởng:
- Phải dùng đúng liều, không bỏ dở: bệnh tâm thần phân liệt là bệnh mạn tính, khó chữa khỏi hẳn. Trong thời gian ổn định, người bệnh có thể học tập làm việc như người bình thường. Tùy giai đoạn mà thuốc sẽ cho liều khác nhau
- Tránh nhầm lẫn bệnh dẫn tới dùng nhầm thuốc: người bệnh tâm thần phân liệt có triệu chứng âm tính với tư duy nghèo nàn, ý chí suy đồi mất hứng thú, vô cảm, mất động lực, gọi chung là suy giảm năng lượng tâm thần.
4. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc điều trị có nguy hiểm không?
- Gây mất tập trung, giảm nhanh nhẹn, buồn ngủ, ngủ lơ mơ: tất cả thuốc tâm thần phân liệt đều có tác dụng không mong muốn này, đặc biệt nhóm thuốc có cấu trúc dẫn chất phenothiazin chứa nhóm chức histaminergic (như clopromazin) thì càng nặng.
Khi dùng thuốc, không được lái tàu xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao, làm các việc mạo hiểm vì dễ gây ra tai nạn. Chẳng hạn như Olanzapin gây hạ huyết áp tư thế đứng, tăng triglycerid huyết, tăng trọng. Clozapin làm giảm bạch cầu hạt, gây chết người.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn