Viêm cầu thận mạn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận. Vì vậy, phát hiện để điều trị sớm viêm cầu thận mạn là cách tốt nhất để bảo tồn chức năng thận.
Ngày đăng: 13-06-2023
315 lượt xem
Viêm cầu thận mạn là bệnh gì?
Viêm cầu thận mạn là sự tổn thương cầu thận mạn một cách từ từ, kéo dài ở cả 2 thận, khiến cho chức năng thận suy giảm. Tình trạng này không được điều trị có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến thận, dẫn đến xơ teo và mất chức năng của cả 2 thận.
Vì là bệnh mạn tính nên viêm cầu thận mạn tiến triển âm thầm, các triệu chứng lâm sàng thường không có hoặc có nhưng không nổi bật. Đến giai đoạn nặng, biến chứng thì các triệu chứng mới rõ ràng hơn. Các triệu chứng của viêm cầu thận mạn thường khởi phát theo từng đợt cho đến khi gây suy thận mạn nghiêm trọng.
Viêm cầu thận mạn là một trong những nguyên nhân gây ra suy thận
Vì sao cần nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm cầu thận?
Viêm cầu thận cấp thường diễn ra đột ngột với các dấu hiệu rõ ràng, tiến triển nhanh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, với viêm cầu thận mạn, giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì hoặc có nhưng rất mờ nhạt, khó phát hiện.
Viêm cầu thận mạn nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến suy thận, thậm chí tiến triển thành suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh phải tiến hành chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận mới duy trì được sự sống.
Vì vậy, cần nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm cầu thận để đi khám và điều trị kịp thời, tránh diễn tiến nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm cầu thận mạn
Những ảnh hưởng sức khỏe đầu tiên khi mắc viêm cầu thận mạn là tích tụ chất thải hoặc chất độc trong máu. Bởi vì khi cầu thận bị giảm khả năng lọc nước tiểu và chất thải do tổn thương sẽ không thể hoạt động hiệu quả bằng cầu thận khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị ức chế vai trò điều hòa huyết áp của thận, mất protein trong máu và mất hồng cầu.
Người bị viêm cầu thận mạn nếu không thực hiện điều trị kiểm soát sức khỏe của cầu thận, dần lâu bệnh sẽ phát triển thành những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Những biến chứng có thể gặp ở bệnh viêm cầu thận mạn gồm:
- Suy thận mạn và suy thận giai đoạn cuối
- Huyết áp cao, có thể có cơn tăng HA kịch phát, suy tim ứ huyết
- Hội chứng thận hư
- Viêm cầu thận tiến triển nhanh
- Biến chứng về máu: thiếu máu, xuất huyết
- Biến chứng về xương
- Loãng xương, nhuyễn xương
Bệnh viêm cầu thận có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Thời gian để viêm cầu thận mạn tiến triển thành suy thận
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, thận không thể thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ thể.
Để biết bệnh viêm cầu thận mạn có tiến triển thành suy thận không, trong thời gian bao lâu, bệnh nhân cần phải thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận mỗi tháng một lần, liên tục trong 3 tháng đầu tiên tính từ khi phát hiện bệnh và khi đang điều trị bệnh.
Viêm cầu thận mạn tính có thể phát triển âm thầm (không có triệu chứng) trong nhiều năm. Nó thường dẫn đến suy thận. Viêm cầu thận làm thận mất khả năng lọc, khiến chất lỏng, chất điện phân và chất thải tích tụ trong cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm xuống dưới 10% năng lực bình thường dẫn đến bệnh suy thận.
Nếu kết quả đánh giá chức năng thận tốt, thận chưa suy vào lúc phát hiện và điều trị bệnh, bệnh đáp ứng với điều trị, bệnh nhân có chế độ sinh hoạt hợp lý, tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ về sinh hoạt, điều trị và đạm niệu về âm tính hoàn toàn thì bệnh viêm cầu thận mạn có thể ngăn chặn nhiều loại viêm thận mạn không tiến triển thành suy thận.
TRƯỚC KHI DÙNG THUỐC ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ SUY THẬN
SAU KHI DÙNG THUỐC ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ SUY THẬN
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế sự phát triển của viêm cầu thận mạn
Chế độ sinh hoạt:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị về chế độ dinh dưỡng, cũng như trong việc sử dụng thuốc.
- Duy trì lối sống tích cực, ngủ đủ giấc từ 6 – 8 giờ, bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ.
- Tránh xa khói thuốc thụ động, bỏ hút thuốc lá. Không uống rượu bia.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị như: Sốt, đau thắt lưng, huyết áp cao, tiểu đêm thường xuyên, phù nề…
- Bổ sung calium từ thức ăn, sữa hay các thực phẩm chức năng có chứa calcium.
- Tích cực kiểm soát tình trạng thiếu máu và loạn dưỡng xương, kiểm soát tốt các bệnh đang mắc phải như tim mạch, đái tháo đường (bằng thuốc uống/ thuốc tiêm theo toa của bác sĩ và tái khám định kỳ).
- Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh viêm cầu thận mạn thường âm thầm ít hoặc không có triệu chứng vì vậy có thể làm chậm lại sự tiến triển của bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm và để bác sĩ tìm hướng điều trị mới nếu bệnh của bạn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Chế độ dinh dưỡng:
- Bệnh nhân bị viêm cầu thận mạn chức năng thận đã bị suy giảm, bạn cần thay đổi chế độ ăn để làm chậm tiến triển của bệnh.
- Bạn nên chọn lựa và chế biến thực phẩm ít muối và Natri.
- Chế độ ăn uống tiêu chuẩn là 2 g natri, 2 g kali và đạm (protein) là 40 – 60 g/kg thể trọng/ ngày. Bạn nên chế biến thức ăn bằng cách luộc hoặc hấp.
- Để kiểm soát được lượng natri được thêm vào, bạn nên mua thực phẩm tươi sống, tự chuẩn bị thức ăn của riêng mình. Tránh thức ăn nhanh thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn có hàm lượng Natri cao hoặc nếu có sử dụng sản phẩm này bạn nên rửa sạch rau, đậu, thịt và cá đóng hộp với nước trước khi chế biến các món ăn.
- Những người mắc viêm cầu thận nên giảm đạm nhưng vẫn phải đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm ăn vào mỗi ngày để giảm gánh nặng cho thận, giúp thận phục hồi và làm chậm sự tích tụ chất thải trong máu, đặc biệt là để phòng urê trong máu tăng. Chọn thực phẩm chứa protein tốt như: Cá, thịt gà, thịt nạc heo… Không nên sử dụng nhiều các chất đạm từ nội tạng động vật, như: Lòng, tim, gan, cật…
- Giảm kali: Việc tăng kali quá mức do bệnh thận sẽ gây ảnh hưởng đến nhịp tim và nguy hiểm cho người bệnh. Thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm: Chuối, cam, cà chua, khoai tây …
- Nên sử dụng nguồn chất béo không bão hòa từ đậu nành, đậu phộng, bơ, dầu ô liu và dầu cá. Không nên dùng chất béo từ động vật (mỡ).
- Người bệnh cần hạn chế phốt pho khi chức năng thận suy yếu, lượng phốt pho trong máu tăng lên có thể dẫn đến bệnh tim và xương. Phốt pho thường có mặt trong sản phẩm như: Các loại đậu Hà Lan, bơ đậu phộng, kem, sữa chua và các loại hạt. Bên cạnh đó, cần hạn chế các chất phụ gia vì chúng có chứa phốt pho để tăng cường hương vị, bảo quản thực phẩm chế biến và kéo dài hạn sử dụng.
- Cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin E…) và khoáng chất từ thực phẩm hay vitamin tổng hợp. Chế độ ăn nhiều rau xanh như: Bầu, bí xanh, bí ngô, mướp, mướp đắng, su su, củ cải, su hào, cải xanh, cải bắp, cải thìa, dưa chuột, cải cúc… Các loại trái cây như: Táo, thanh long, nhãn, nho …
Gửi bình luận của bạn