Thận của người cao tuổi hoạt động lâu năm, lão hóa theo thời gian cho nên tỷ lệ mắc bệnh suy thận khá cao. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm và điều trị kịp thời tình trạng suy thận ở người cao tuổi?
Ngày đăng: 12-06-2023
373 lượt xem
Suy thận ở người cao tuổi là gì?
Suy thận ở người cao tuổi là tình trạng thận khi hoạt động lâu năm sẽ dần lão hóa theo thời gian. Khi càng lớn tuổi, kích thước của thận sẽ dần giảm đi. Khi đó, lưu lượng máu đi quan thận giảm, chức năng lọc cũng bị giảm. Do đó, nguy cơ mắc bệnh suy thận ở người già sẽ lớn hơn so với những độ tuổi khác.
Nguyên nhân gây suy thận ở người cao tuổi?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thận ở người cao tuổi. Trong đó, một số nguyên nhân thường gặp như:
- Sử dụng thuốc: Người lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh lý. Điều này yêu cầu họ phải sử dụng một lượng thuốc lớn. Một số trường hợp còn tự ý bổ sung những loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc này có nhiều cơ chế khác nhau tác động đến thận, gây tổn thương thận.
- Ăn uống kém: Thói quen ăn uống hàng ngày không khoa học, ăn uống kém, cơ thể không còn nhiều sức đề kháng với các dịch bệnh, đào thải chất độc nên gây ra các triệu chứng bệnh thận ở người lớn tuổi.
- Mắc các bệnh lý khác: Các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp… có khả năng gây ra tổn thương cho các mạch máu trong cơ thể, trong đó có mạch máu thận. Người lớn tuổi khi mắc những bệnh mạn tính này sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao. Ngoài ra, bệnh xơ cứng động mạch cũng gây tổn hại mạch máu trong thận, gây ra bệnh suy thận ở người lớn tuổi.
Người cao tuổi dễ có nguy cơ mắc chứng suy thận
Biểu hiện suy thận ở người cao tuổi
Suy thận làm người cao tuổi chán ăn, buồn nôn; cảm giác luôn uể oải, ớn lạnh, sa sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt; giấc ngủ bị rối loạn; tiểu tiện bất thường như tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường. Màu nước nhạt hơn hoặc đậm hơn, nước tiểu có lẫn máu.
Khi tiểu, người bệnh cảm thấy căng tức hoặc đi tiểu khó khăn; tay, chân, mặt, cổ bị phù; cơ bắp co giật, chuột rút, và có cảm giác ngứa dai dẳng. Nếu phổi bị phù, người bệnh sẽ khó thở. Hơi thở có mùi hôi khó chịu. Nếu tràn dịch màng tim sẽ bị đau ngực. Tăng huyết áp khó kiểm soát, lưng hông bị đau...
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Biến chứng của bệnh suy thận ở người cao tuổi
- Thiếu máu: Người lớn tuổi khi bị suy thận mạn tính thường rất dễ bị thiếu máu. Người bệnh có thể bắt đầu bị thiếu máu trong giai đoạn đầu. Tình trạng này trầm trọng hơn ở giai đoạn 3,4,5. Nguyên nhân thiếu máu là do thận giảm tạo ra erythropoietin. Khi hoạt động của thận giảm, cơ thể sẽ thiếu hụt hồng cầu, gây thiếu máu.
- Yếu xương: Để duy trì sự chắc khỏe cho xương, cơ thể rất cần bổ sung các chất như canxi, vitamin D, photpho. Khi thận khỏe, cơ quan này sẽ giữ cho hàm lượng canxi, vitamin D, photpho ở mức ổn định, bảo vệ sức khỏe của xương. Tuy nhiên, khi thận bị suy giảm chức năng, nồng độ photpho trong máu sẽ tăng cao, nồng độ canxi giảm xuống, dẫn đến tình trạng canxi trong xương bị lấy bớt đi để đưa vào máu, khiến xương bị yếu, dễ gãy.
- Bệnh tim: Nếu thận giảm chức năng hoạt động, hệ thống hormone điều hòa huyết áp buộc phải làm việc nhiều hơn để tăng lượng máu cung cấp cho các cơ quan trong đó có thận. Lúc này, tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến bệnh tim, suy tim.
- Tăng kali máu: Khi mắc bệnh, cơ thể không thể hay không đào thải hết lượng kali dư thừa, làm kali tồn tại quá nhiều trong máu. Tình trạng này có khả năng gây đau tim, thậm chí là tử vong. Triệu chứng phổ biến của tình trạng tăng kali trong máu là mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, đau nhức cơ, khó thở, nhịp tim bất thường: rối loạn nhịp, nhịp chậm và ngưng tim…
- Tích tụ nước trong cơ thể: Tình trạng suy thận ở người cao tuổi có thể khiến cơ thể sẽ tích tụ lượng chất lỏng dư thừa, gây ra các vấn đề ở tim, phổi, cao huyết áp… Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như bàn chân bị sưng tấy, khó thở do phổi có nước, tim đập nhanh hơn.
Suy thận ở người cao tuổi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Triệu chứng nhận biết suy thận ở người cao tuổi
Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu của suy thận ở người cao tuổi không được biểu hiện rõ rệt khiến người bệnh khó nhận biết. Chỉ có thể phát hiện bệnh khi thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe khác. Khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng (từ giai đoạn 3 trở đi), các triệu chứng thường gặp là:
- Protein niệu.
- Nước tiểu màu đỏ hồng do có sự xuất hiện của máu.
- Tăng creatinin huyết thanh trong máu.
- Thay đổi lượng nước tiểu, đi tiểu thường xuyên vào ban đêm.
- Tăng huyết áp khó kiểm soát bằng thuốc.
- Xuất hiện bọng quanh mắt hoặc sưng phù chân tay.
- Đau hai bên lưng hông.
- Buồn nôn, ăn không ngon, hôi miệng hoặc có vị kim loại trong miệng.
- Ngứa da, da sạm đen.
- Đột ngột tê hoặc yếu ở chân, tay.
Ở người cao tuổi, các triệu chứng suy thận này có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý mắc kèm. Do đó, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng nên thăm khám sớm để chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác nhất.
<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>
Điều trị bệnh suy thận ở người cao tuổi bằng các phương pháp nào?
Thông thường, việc điều trị suy thận bằng thuốc sẽ không đạt hiệu quả tối đa đối với các bệnh nhân lớn tuổi. Phương pháp điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh đồng thời giảm nguy cơ xảy ra biến chứng. Hiện nay, có 4 phương pháp điều trị suy thận ở người già phổ biến, gồm:
Ghép thận
Đó là phương pháp cấy ghép quả thận của người khỏe mạnh cho bệnh nhân bị suy thận ở giai đoạn cuối. Thận được dùng để cấy ghép có thể được lấy từ người hiến tặng đang còn sống hoặc người đã mất. Phương pháp này được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối và các phương pháp lọc máu ngoài màng bụng hay chạy thận nhân tạo không có hiệu quả.
Chạy thận nhân tạo
Chạy thận là phương pháp lọc máu ở ngoài cơ thể bệnh nhân bằng máy chạy thận. Máu được rút ra từ mạch máu rồi đi qua một quả lọc máu tổng hợp có khả năng hoạt động như một quả thận nhân tạo. Máu sau khi được làm sạch rồi sẽ được đưa trở lại vào cơ thể của người bệnh. Các trường hợp được bác sĩ chỉ định chạy thận nhân tạo đó là:
- Người bệnh xảy ra biến chứng gây rối loạn chức năng não.
- Tình trạng tăng kali trong máu hoặc toan máu mà điều trị bằng các biện pháp nội khoa không đáp ứng.
- Hệ số thanh thải creatinin giảm xuống dưới 10ml/phút/1,73m² cơ thể.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần tiến hành 3 lần/tuần, mỗi lần ít nhất 4 giờ. Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý.
Thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện
Người bị suy thận nên xây dựng một chế độ ăn khoa học để cải thiện bệnh tốt nhất. Cụ thể:
- Không ăn quá nhiều muối. Người bệnh chỉ nên chỉ sử dụng khoảng 2000 mg muối/ngày.
- Tiêu thụ lượng protein phù hợp bởi ăn quá nhiều protein khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Người bệnh nên chọn các thực phẩm như thịt gà bỏ da, lòng trắng trứng...
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, các loại hạt khô...); photpho (sữa, cua, lòng đỏ trứng, rau quả khô,...).
- Bổ sung các loại vitamin, sắt, axit folic.
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân suy thận
Biện pháp phòng ngừa suy thận ở người già
Có thể phòng ngừa bệnh suy thận ở người cao tuổi bằng các biện pháp sau:
- Duy trì, tăng cường tập thể dục đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút.
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng và áp lực cao kéo dài.
- Định kỳ 6 tháng/lần đi kiểm tra sức khỏe.
- Kiểm soát huyết áp ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg với người từ 65 tuổi trở lên và dưới 130/80 mmHg với người dưới 65 tuổi.
- Kiểm soát nồng độ cholesterol, lượng đường trong máu.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (1,5 – 2 lít), vào những ngày thời tiết nắng nóng có thể uống nhiều hơn.
- Chế độ ăn lành mạnh, khoa học, nên giảm muối, giảm đạm và dầu mỡ.
- Tầm soát chức năng thận định kỳ đối với những người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, gia đình có tiền sử bệnh thận mạn…
Như vậy, có thể thấy suy thận ở người cao tuổi có những điểm khác biệt so với các trường hợp suy thận khác. Người bệnh cần được phát hiện và điều trị tích cực ngay từ giai đoạn đầu, để nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa biến chứng.
TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ: NGÀY 14/05/2023 CHỈ SỐ suy thận CREATININE LÀ 743 (2H 30 CHIỀU NGÀY 16/05/2023 MỚI UỐNG THUỐC)
Gửi bình luận của bạn