Suy thận độ 4 là giai đoạn gần cuối, tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tăng tỷ lệ mắc các vấn đề tim mạch, tăng lipid máu, thiếu máu, bệnh về xương…
Ngày đăng: 06-07-2023
271 lượt xem
Suy thận giai đoạn 4 nguy hiểm như thế nào?
Ở giai đoạn suy thận độ 4, tình trạng tổn thương thận nghiêm trọng đã xảy ra. Ở giai đoạn này, điều quan trọng là làm chậm sự mất chức năng thận bằng cách tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia, quản lý chặt chẽ các vấn đề sức khỏe khác như huyết áp cao, bệnh tim, rối loạn lipid máu,… và lọc máu.
Bạn sẽ bị chẩn đoán suy thận độ 4 khi:
- Chức năng thận bị mất từ 85 – 90%
- Mức độ lọc máu của thận (GFR) giảm nghiêm trọng chỉ còn 15 – 29 ml/phút
- Bạn phải chạy thận (lọc máu) hoặc ghép thận mới có thể duy trì cuộc sống.
Hiện tại, chưa có phương pháp chữa khỏi suy thận, nhưng nếu được điều trị đúng và kịp thời, bạn vẫn có thể sống một cuộc sống lâu dài.
Suy thận độ 4 là giai đoạn gần cuối của suy thận mạn
Nguyên nhân gây bệnh suy thận độ 4
Suy thận độ 4 là một trong 5 cấp độ của bệnh lý suy thận. Đây là cấp độ suy thận khá nghiêm trọng và được xác định qua các chỉ số khi xét nghiệm như sau:
- Mức độ lọc máu của thận (GFR) dao động khoảng 15 – 39 ml/phút.
- Chức năng thận bị suy giảm khoảng 85 đến 90%.
- Người bệnh phải thực hiện chạy thận nhân tạo hoặc lọc máu, ghép thận để duy trì sự sống.
Khi bị suy thận cấp độ 4, chức năng thận sẽ bị suy giảm rất nhanh chóng, người bệnh có nguy cơ tiến triển bệnh sang cấp độ 5 – giai đoạn cuối rất nghiêm trọng. Theo đó, tình trạng xơ hóa thận diễn ra ngày càng trầm trọng và chức năng thận không thể phục hồi.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến là:
- Nguyên nhân do các bệnh lý thận như: Viêm cầu thận, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, thận đa nang…
- Suy thận độ 4 do biến chứng của tiểu đường, tăng huyết áp, thận hư hoặc thận yếu.
- Do thói quen ăn uống không khoa học: Ăn mặn, dung nạp nhiều thực phẩm có hại.
- Người bệnh có thói quen uống ít nước gây cản trở quá trình thải độc tố ra ngoài cơ thể.
<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>
Các dấu hiệu cảnh báo suy thận độ 4
Khi bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn 4, bệnh đã tiến triển rất nặng và các triệu chứng lâm sàng xuất hiện rõ rệt như sau:
- Người bệnh đi tiểu đêm nhiều, tiểu liên tục.
- Có triệu chứng buồn nôn, chán ăn và một số trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa.
- Người bệnh bị suy nhược cơ thể, người gầy gò, xanh xao, thiếu sức sống.
- Có biểu hiện phù nề và ngứa toàn thân.
- Nếu không cấp cứu điều trị kịp thời, người bệnh có thể khó thở, co giật dẫn tới hôn mê.
Khi có các triệu chứng suy thận trở nặng, người bệnh cần phải đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, điều trị kịp thời tránh tình trạng nhiễm độc toàn cơ thể do thận không còn chức năng lọc máu.
Các triệu chứng thường thấy của suy thận giai đoạn 4
Biến chứng của suy thận độ 4 và cách kiểm soát bệnh
Những người bị suy thận độ 4 có nguy cơ mắc bệnh tim cao. Trong thực tế, hầu hết những người bị bệnh thận không chết vì suy thận mà chết vì các bệnh liên quan đến tim. Nguyên nhân là ngoài bệnh thận, họ thường gặp một trong những vấn đề sức khỏe sau:
- Huyết áp cao khiến các động mạch trở nên dày và hẹp, dễ hình thành cục máu đông, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Huyết áp cao cũng có thể khiến cơ tim dày lên và to ra. Thông thường, các chuyên gia sẽ kê toa thuốc giúp kiểm soát huyết áp. Ngoài ra, bạn cũng có thể cần phải giảm muối trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Đái tháo đường, đặc biệt là khi không kiểm soát thường kéo theo tăng mỡ máu và nguy cơ xơ vữa động mạch. Đây có thể là nguyên nhân hình thành cục máu đông dẫn đến một cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Nếu bị đái tháo đường, bạn cần phải kiểm soát lượng đường trong máu, tuân thủ chế độ ăn uống và uống thuốc theo quy định.
- Thiếu máu khiến lưu lượng oxy trong cơ thể giảm, vô tình thúc đẩy tim phải hoạt động mạnh hơn. Kết quả là cơ tim dần dày lên và to ra, có thể dẫn đến suy tim hoặc tử vong. Để điều trị bệnh thiếu máu, bạn có thể cần phải bổ sung sắt và một loại thuốc gọi là ESA (thuốc kích thích hồng cầu). Điều này sẽ giúp cơ thể bạn sản xuất các tế bào hồng cầu, làm tăng lưu lượng oxy.
- Nồng độ cholesterol cao cũng tiềm ẩn nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Nếu nồng độ cholesterol quá cao, chuyên gia có thể khuyên bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và dùng các loại thuốc hạ mỡ máu.
- Bệnh về xương và rối loạn khoáng chất khiến các động mạch bị cứng lại và thu hẹp do hấp thụ thêm canxi và phốt pho đang được thải ra từ xương. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến tim, có thể dẫn đến một cơn nhồi máu tim và tử vong. Để giúp kiểm soát bệnh về xương, bạn cần phải hạn chế lượng thực phẩm có hàm lượng phốt pho cao, uống một loại thuốc gọi là chất kết dính phosphate và dùng vitamin D.
- Hút thuốc làm mạch máu bị viêm, gây tích tụ nhiều chất béo trong động mạch. Hút thuốc làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Bạn nên bỏ thuốc và tránh xa khói thuốc.
- Giữ nước có thể dẫn đến phù ở cánh tay và chân, huyết áp cao hoặc trong phổi có dịch (phù phổi).
- Tăng kali máu có thể làm giảm khả năng hoạt động của tim và có thể đe dọa đến tính mạng.
- Gặp các vấn đề về tình dục như giảm nhu cầu tình dục, rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản.
- Gây tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, có thể khiến bạn khó tập trung, thay đổi tính tình hoặc bị co giật.
- Giảm đáp ứng miễn dịch khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Biến chứng thai sản ảnh hưởng đến người mẹ hoặc thai nhi.
- Suy thận mạn có thể dẫn đến suy thận cấp độ 5 cần phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Điều quan trọng là bạn hãy tuân theo kế hoạch điều trị bởi điều này có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và kéo dài sự sống. Việc điều trị cũng có thể giúp làm chậm quá trình suy thận, thậm chí ngăn ngừa bệnh không tiến triển xấu hơn.
Nếu không điều trị kịp thời người bệnh có thể phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống
Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?
Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Đây là cấp độ suy thận nặng, chức năng thận của người bệnh không thể phục hồi và bắt buộc phải sử dụng các phương pháp điều trị thay thế thận để duy trì sự sống.
Ở giai đoạn này, người bệnh có nguy cơ rất cao bị biến chứng sang giai đoạn cuối. Thậm chí, nếu không được điều trị đúng cách, không có biện pháp chăm sóc phù hợp, người bệnh có thể tử vong.
Suy thận độ 4 sống được bao lâu phụ thuộc nhiều vào các phương pháp điều trị, tình trạng bệnh và mức độ tương thích trong điều trị của bệnh nhân. Một số biện pháp thay thế thận có thể giúp người bệnh duy trì cuộc sống trong khoảng vài năm, thậm chí đến hơn 10 năm.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Điều trị suy thận bằng cách lọc máu, chạy thận
Đây là phương pháp được chỉ định khi người bệnh bị suy thận cấp độ nặng. Lúc này, chức năng thận đã bị suy giảm nghiêm trọng, việc chạy thận, lọc máu giúp loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể và thay thế chức năng của thận.
Người bệnh có thể được chỉ định chạy thận nhân tạo từ 2 đến 4 lần mỗi tuần. Tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân, mỗi lần chạy thận sẽ kéo dài từ 4 đến 6 tiếng.
Phương pháp này được áp dụng phổ biến nhất cho bệnh nhân bị suy thận cấp độ 4 và suy thận giai đoạn cuối. Chạy thận nhân tạo có thể thay thế chức năng thận rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, người bệnh phải gắn liền với bệnh viện trong suốt quá trình điều trị đến cuối đời.
Điều trị suy thận bằng phương pháp ghép thận
Ghép thận là phương pháp sử dụng thận khỏe mạnh của người hiến thận ghép cho người bệnh để thay thế quả thận đã bị tổn thương. Lúc này, quả thận ghép sẽ hoạt động như bình thường, giúp người bệnh có cơ hội sống cao, kéo dài sự sống.
Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh có thể sống, sinh hoạt như bình thường mà không cần gắn liền với máy móc và bệnh viện. Tuy nhiên, người bệnh cần uống thuốc chống thải ghép cả đời để đảm bảo hoạt động của quả thận mới.
Ngoài ra, để tìm được người hiến thận và quả thận tương thích với bệnh nhân là việc vô cùng khó. Chi phí để thực hiện ghép thận cũng rất cao, không phải bệnh nhân nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan và có chế độ ăn uống phù hợp như hạn chế muối trong bữa ăn, tránh thực phẩm nhiều kali và hạn chế thịt.
Ưu điểm chữa Suy thận bằng Đông y
Theo quan điểm Đông y, thận là gốc, là nguồn gốc của sự sống. Chức năng của thận bao gồm tàng tinh, sinh tinh, chủ cốt thuỷ, nạp khí, điều khiển các chức năng sinh sản của cơ thể.
Điều trị suy thận bằng Đông y tập trung chủ yếu bồi bổ chính khí, thông phủ tiết trọc, giải độc chống viêm cho cơ thể, các bài thuốc từ Đông y được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, có độ lành tính cao. Nhờ đó mà khi sử dụng càng lâu, thuốc càng ngấm sâu vào cơ thể và dần dần giải quyết tình trạng bệnh. Ngoài ra, chữa suy thận bằng Đông y ít gây tác dụng phụ mà chi phí lại không quá cao, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân suy thận.
Hy vọng qua thông tin này sẽ giúp bạn đọc phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh suy thận cấp để thăm khám và có biện pháp điều trị hiệu quả ngay từ đầu, tránh những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.
TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ SUY THẬN BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
SAU KHI ĐIỀU TRỊ SUY THẬN BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>
LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0913 82 60 68
Gửi bình luận của bạn