Tổng quát động kinh và các loại thảo dược trị động kinh trong đông y

Động kinh là một căn bệnh gây nguy hiểm cho tính mạng, là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, cùng tìm hiểu về các vị thuốc đông y có thể điều trị được căn bệnh này nhé.

Ngày đăng: 19-06-2021

913 lượt xem

Động kinh là gì?

Động kinh xảy ra khi hệ thống thần kinh của con người bị rối loạn. Hoạt động của não trở nên bất thường, dị thường dẫn đến các cơn co giật từ nhẹ đến nặng. Động kinh gây mất kiểm soát trong hành vi, mất cảm giác và thậm chí người bệnh mất nhận thức tạm thời.

Đối tượng mắc bệnh động kinh

Căn bệnh này không phân biệt đối tượng nào cả. Đây cũng gọi là bệnh lý bẩm sinh. Có thể nói, căn bệnh này vô cùng khó chữa trị. Nếu đã mắc từ lúc sinh ra và hình thành não bộ, thì căn bệnh này sẽ kéo dài từ nhỏ đến lớn, việc chữa trị lại càng khó khăn hơn rất nhiều.

Bệnh động kinh cũng xuất hiện ở tuổi trung niên, hoặc người già sau 60 tuổi. Lúc này não bộ của con người thích nghi chậm dần với tất cả mọi tín hiệu xung quanh, dễ gây nhiều hệ lụy sau đó. Mặc dù vậy, nhưng chúng ta cũng không phủ nhận rằng không điều trị được. Vì nếu phát hiện ra bệnh lý này sớm ở bất kỳ độ tuổi nào trong đời thì nguy cơ bình phục dần là khá cao.

Biểu hiện của bệnh động kinh thường gặp

Triệu chứng co giật luôn luôn xảy ra ở những người bị động kinh. Vì lúc này cơ quan thần kinh nhận và phát tín hiệu bất thường. Khiến các bộ phận cơ thể thay đổi hoạt động đột ngột. Gây ra những cơn co giật quá nhanh quá nguy hiểm.

Nhiều bệnh nhân bị lú lẫn tạm thời. Thường xuyên nhìn chằm chằm vào khoảng không. Cảm thấy hoang mang và mất nhận thức hoàn toàn. Họ không kiểm soát lời nói của mình. Dẫn đến biểu hiện sợ hãi, lo lắng dồn dập. Hỗn loạn trong thời gian ngắn và ngã quỵ xuống sàn. Sau đó phát ra những cơn co giật thường gặp.

Phân loại biểu hiện bệnh động kinh

Có 2 loại biểu hiện chính được Liên đoàn Quốc tế Chống động kinh ILAE từng phân loại: Động kinh cục bộ và động kinh toàn thể.

Động kinh cục bộ

Chỉ xảy ra một số bất ổn từ một vài bộ phận não. Như co giật chân, tay, bị ảo giác nhẹ về hình ảnh hoặc mùi vị. Khó kiểm soát hành vi và thường nói những câu vô nghĩa. Nhưng động kinh cục bộ này được xem là loại nhẹ và có thể kiểm soát được.

Động kinh cục bộ được chia thành 2 nhóm nhỏ là đơn giản và phức tạp với những biểu hiện khác nhau về mức độ. Động kinh cục bộ đơn giản không hề làm ảnh hưởng đến ý thức mà chỉ làm người bệnh mất cảm nhận mùi và vị, đầu đau nhức, mệt mỏi và choáng váng kèm theo đó là các cơn co thắt cơ nhẹ và nhanh.

Trong khi đó, động kinh cục bộ phức tạp làm ảnh hưởng một phần đến ý thức của người bệnh, họ nảy sinh các hành động khó hiểu lặp đi lặp lại như xoay đầu, xoa tay, quay tay, lắc đầu, liếc mắc, đi đi lại lại, có hành động leo cầu thang, ngáp, nhai, nuốt… mà không hề phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Động kinh cục bộ phức tạp không được điều trị tốt rất dễ biến chứng thành dạng toàn thể nguy hiểm hơn.

Động kinh toàn thể

Theo chuyên môn, loại động kinh này có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Xuất hiện bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Và gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan. Với loại động kinh này, thông thường luôn luôn xuất hiện co giật. Người co quắp và cứng. Khó duỗi thẳng. Thời gian động kinh kéo dài hơn. Khó kiểm soát hành vi và gần như mất hoàn toàn nhận thức. Loại này khá nguy hiểm và có thể gây tử vong bất kỳ lúc nào nếu không có sự can thiệp của y tế kịp thời.

Ngoài cơn co giật co cứng toàn thân được mô tả phía trên, động kinh toàn thể còn có các biểu hiện dưới đây:

- Cơn tăng trương lực: Toàn bộ cơ thể đột ngột co cứng lại, không giãn ra được, người bệnh té ngã và mất ý thức trong khoảng vài chục giây đến vài phút mới trở lại bình thường.

- Cơn giảm trương lực: Biểu hiện trái ngược lại hoàn toàn với cơn tăng trương lực. Tức là cơ thể đột ngột mềm nhũn, không gồng người được và nạn nhân cũng dễ té ngã, mất ý thức hoàn toàn.

- Cơn vắng ý thức: Đây là dạng động kinh toàn thể xuất hiện phổ biến ở trẻ em, lúc khởi phát, cơ thể trẻ như dừng hoạt động, chững lại hoàn toàn và mất khả năng cầm nắm, mắt nhìn mơ màng về một hướng vài chục giây rồi trở lại bình thường.

- Cơn giật cơ: Các vùng cơ nhỏ như mắt, mép miệng, bắp tay, bắp chân rung giật nhẹ rồi dừng lại mà không gây mất ý thức

Biểu hiện dễ nhận biết của người lên cơn động kinh

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Hơn 50% đối tượng động kinh không rõ nguyên nhân. Đại đa số còn lại là do rất nhiều nguyên nhân khách quan sau:

Do di truyền: Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất của loại bệnh động kinh. Theo nghiên cứu, động kinh có thể liên quan đến sự thay đổi bất bình thường ở nhiễm sắc thể số 20. Đây là nguyên nhân không thể tránh khỏi. Các bác sĩ đã nghiên cứu rất nhiều và khẳng định đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu.

Do tổn thương não bộ: Các tác động bên ngoài gây tổn thương nặng đến cơ quan đầu não. Va chạm đầu mạnh, chấn thương sọ não do tai nạn hoặc ngạt chu sinh ở trẻ. Vô cùng nguy hiểm.

Do chấn thương từ bào thai. Khi phát triển trong bụng mẹ, trẻ bị thiếu hụt oxy và các chất dinh dưỡng do mẹ bị nghén thai kỳ. Hay do một số nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não do virus, bệnh AIDS có thể gây động kinh trong quá trình mang thai dẫn đến trẻ bị thiếu máu não. Lâu dần gây ra bệnh động kinh từ khi sinh ra.

Do rối loạn phát triển vì chứng tự kỷ: Ngoài ra, các chất gây kích thích như rượu, bia, thuốc trầm cảm,... cũng gây kích thích mạnh cho não bộ. Khiến bệnh động kinh xuất hiện.

Bệnh động kinh có nguy hiểm không?

Bệnh động kinh cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Thứ nhất, bệnh có thể gây té ngã. Việc té ngã đối với người sau 60 tuổi là cực kỳ nguy hiểm. Vấn đề xương khớp sẽ là vấn đề lo ngại hàng đầu khi té ngã ở độ tuổi này. Sẽ gây vỡ, gãy xương.

Thứ hai, ảnh hưởng đến tai nạn giao thông. Sẽ rất nguy hiểm nếu đang điều khiển phương tiện giao thông mà cơn động kinh tái phát. Không chỉ nguy hiểm tính mạng cá nhân mà đôi khi lại vô tình làm ảnh hưởng đến những người điều khiển phương tiện giao thông gần bạn. Việc này rất đáng chú ý.

Thứ ba, gây đuối nước. Trường hợp này thường gặp cho đối tượng vị thành niên. Vì các bạn là những người thường xuyên đi bơi nhất. Theo nghiên cứu, người có tiền sử bị động kinh, khả năng đuối nước tăng gấp 10 lần người bình thường. Ngoài ra, khi mẹ bị động kinh, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Hơn nữa một số thuốc chữa động kinh có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.

Bệnh động kinh rất nguy hiểm đối với cuộc sống của người bệnh

Các biện pháp chẩn đoán bệnh động kinh

Dựa vào tiền sử bệnh lý. Hoặc có thể hỏi trực tiếp bệnh nhân về các triệu chứng trước đó. Cách tốt nhất là xét nghiệm máu. Lúc này bác sĩ sẽ phân tích được thời gian và tình hình bệnh động kinh đã đi đến đâu để có nhiều phương hướng điều trị. Bên cạnh đó, khám thần kinh cũng là biện pháp chẩn đoán chính xác nhất căn bệnh này.

Các xét nghiệm cụ thể như:

Điện não đồ, điện não đồ cao. Chụp cắt lớp vi tính quét. Chụp cộng hưởng từ MRI. Chụp cắt lớp phát xạ Positron. Chụp cắt lớp vi tính bằng phát xạ đơn photon. Đồng thời vận dụng các kỹ thuật xét nghiệm tìm ra nơi cơn động kinh bắt đầu chuẩn xác nhất: Ánh xạ thống kê tham số. Phân tích Curry. Và đo điện não đồ.

Cách phòng ngừa bệnh động kinh

Phải dự trữ thuốc sốt để hỗ trợ cơn sốt đến đột ngột bất kỳ lúc nào cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh thường xuyên sốt 38,5 độ C. Đây là những đợt sốt dễ gây bệnh động kinh sau này. Các bạn cần giảm thiểu các chấn thương và tự giác bảo vệ bộ não của mình bằng cách mang nón bảo hiểm chất lượng, gài dây và thắt dây an toàn. Hình thành lối sống lành mạnh. Chọn những thực phẩm ăn uống tốt cho sức khỏe. Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.

Các biện pháp điều trị bệnh động kinh

Điều trị động kinh bằng thuốc

Hầu hết các bệnh nhân động kinh luôn mang theo thuốc bên cạnh để ngừng cơn co giật bất kỳ lúc nào. Cách tốt nhất là sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng vừa phải và chừng mực. Vì thuốc động kinh tác động trực tiếp vào não bộ, sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như mệt mỏi, tăng cân, mất mật độ xương, đôi khi còn trầm cảm, phát ban,... Chính vì vậy, bạn cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ.

 Đối với các trường hợp bị kháng thuốc, việc điều trị bằng thuốc chắc chắn sẽ gặp khó khăn rất nhiều, người bị động kinh bắt buộc phải sử dụng đến các phương pháp khác để kiểm soát được tốt các dấu hiệu của bệnh.

Nên cẩn thận khi cho bệnh nhân động kinh dùng thuốc Tây y

Tìm đến phẫu thuật

Có vẻ như biện pháp này sẽ được dùng khi các thuốc động kinh mất đi tác dụng. Bác sĩ sẽ cắt 1 phần bộ phận của não, nơi gây ra cơn động kinh cho bệnh nhân. Nhưng với biện pháp này, sẽ dẫn đến những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Tỉ lệ giữa thành công và thất bại là như nhau. Nếu thành công, thì cũng có thể gây mất nhận thức vĩnh viễn.

Sau khi phẫu thuật, nếu trong trường hợp vùng não bị loại bỏ không có liên hệ quan trọng nào, người bệnh sẽ hồi phục trong trạng thái tốt nhất nhưng ngược lại, họ có thể phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như rối loạn nhận thức, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ, nhiều người nghiêm trọng hơn còn mất ý thức, lú lẫn và luôn trong trạng thái mơ màng. Do đó, việc phẫu thuật để điều trị động kinh chỉ được thực hiện khi các phương pháp còn lại không mang đến hiệu quả khả quan.

Biện pháp khác

Nếu tây y vẫn là biện pháp chưa hiệu quả thì có lẽ sẽ tìm kiếm đến những biện pháp y học can thiệp khác. Đông, Nam y (nếu có thể). Một trong những biện pháp hiện nay có thể thử và thành công cho bệnh nhân động kinh là dùng đến các loại thảo dược trong đông y.

Các loại thảo dược trong đông y điều trị động kinh thông thường sẽ nhẹ hơn tây y. Và ít được các nhà nghiên cứu khoa học khuyến khích.  Nhưng nếu tìm được đúng loại thảo dược và thường xuyên, kiên trì điều trị thì bệnh này sẽ được giảm thiểu tối đa.

Các vị thuốc đông y chữa bệnh động kinh

Cây câu đằng

Đây là liều thuốc dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Và nó có mặt trong tất cả các thanh thuốc điều trị bệnh co giật trong đông y. Bởi hoạt chất Rhynchophylline trong cây câu đằng có tính giúp an thần, trấn tỉnh não bộ và sản sinh GABA điều hòa hàm lượng iốt nhất định. Giúp não minh mẫn, lưu thông. Cây câu đằng cũng hiếm gặp trong đời sống, nhưng chúng sẽ luôn có mặt trong tủ thuốc Đông y.

Đông y có ưu điểm vượt trội trong điều trị bệnh động kinh

Địa long - Giun đất

Bài thuốc này nghe có vẻ thú vị. Nhưng thân giun đất cũng là giải pháp tốt khi dùng chúng chữa bệnh co giật. Sau khi rửa sạch thân, mang chế biến với chè xanh, bồ kết,... giúp trấn kinh, thanh lọc, giảm hen suyễn và các vấn đề liên quan đến tim mạch, động kinh nặng và co giật. Tuy nhiên với biện pháp này, cần phối hợp với một vài thảo dược kèm theo.

Củ nghệ

Đây là loại thảo dược rất rất dễ tìm. Theo nghiên cứu, hoạt chất curcumin trong nghệ có lợi trong việc điều trị chứng động kinh. Chất này trực tiếp xâm nhập vào máu não, chống trầm cảm. Các chất trong củ nghệ làm củng cố hoạt động kiểm soát của não và ôn hòa hệ thần kinh. Vì vậy, việc sử dụng Curcumin từ củ nghệ cho thấy rằng đông y đang mở ra một hướng sáng hơn cho việc điều trị động kinh hiệu quả.

Về bệnh động kinh, có rất nhiều loại thảo dược quen thuộc dễ tìm kiếm trong cuộc sống để chữa bệnh này. Nhưng hiện nay, các loại thảo dược đông y vẫn chưa có liều lượng nhất định. Cần uống theo chỉ định của thầy thuốc. Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo một số loại thảo dược khác có thể kết hợp cùng với nhau, để mang lại hiệu quả tốt nhất. Hạn chế phát tán bệnh động kinh.

Tóm lại, động kinh là loại bệnh lý vô cùng thần kinh nhạy cảm. Gây bất ổn cho não. Thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ các loại biện pháp điều trị để chọn ra phương án tốt nhất cho loại bệnh này. Thường xuyên thăm khám bác sĩ để biết và điều trị kịp thời. Đồng thời hình thành lối sống lành mạnh để mang lại tinh thần sảng khoái, để não bộ minh mẫn và tiến triển tích cực.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

LIÊN HỆ:
 
1. THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 20 đường số 2 (G20), khu đô thị JAMONA, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha