Nhiều người mắc bệnh điếc bẩm sinh từ bé, một số lại mắc chứng điếc đột ngột, vậy hội chứng này bắt nguồn từ đâu và có thể điều trị dứt điểm hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh điếc hay mất thính giác.
Ngày đăng: 03-09-2020
1,210 lượt xem
Bệnh điếc (mất thính giác) là gì?
Mất thính giác hay khiếm thính đều là những tên gọi khác của bệnh điếc, khi mắc hội chứng này, người bệnh sẽ không nghe thấy hoặc khả năng nghe rất kém, thậm chí là tiếng nói do họ phát ra cũng không thể cảm nhận được.
Với một số người mắc bệnh điếc bẩm sinh, bệnh có thể chỉ là dị tật không mấy nguy hiểm mà chỉ gây bất tiện cho cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, các bệnh nhân mắc chứng điếc một tai đột ngột cần đi kiểm tra sức khỏe ngay vì có thể đây là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm.
Theo các nghiên cứu, mất thính lực có 3 loại:
- Dẫn truyền: Đây là bệnh điếc liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa.
- Thần kinh: Đây là bệnh điếc liên quan đến tai trong.
- Hỗn hợp: Kết hợp hai hình thức dẫn truyền và thần kinh.
Bệnh điếc tai khiến bệnh nhân không thể nghe âm thanh từ môi trường bên ngoài
Nguyên nhân gây ra bệnh điếc
Cấu tạo của tai người bao gồm 3 khu vực chính cụ thể là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Âm thanh từ bên ngoài truyền vào tai đi vào bên trong làm rung mang nhĩ. Tại đây, màng nghĩ và ba xương nhỏ của vành tai sẽ khuyết đại chúng lên để tiếp tục truyền âm thành vào tai trong.
Tại vị trí của tai trong, các rung động truyền qua chất lỏng cấu trúc hình xoắn ốc, âm thanh lúc này sẽ được gắn vào các tế bào thần kinh trong ốc tai. Lúc này, âm thanh sẽ được chuyển thành tín hiệu truyền đến bộ não. Sau đó, bộ não và các nơ ron thần kinh sẽ phân tích âm thanh thành thông tin. Đó là quá trình âm thanh được truyền vào tai và chuyển lên bộ não, khi bị điếc, có thể, cơ chế gặp vấn đề ở:
Điếc bẩm sinh
Đây là một dị tật từ nhỏ, có thể một trong ba bộ phận chính của tai đã gặp vấn đề khiến trẻ bị điếc, thông thường bệnh điếc thường gắn liền với bệnh câm.
Điếc do tổn thương não
Điều này có thể bắt nguồn từ lão hóa hoặc tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn lớn làm màng nhĩ bị rung lên quá mức trong suốt một thời gian dài. Ngoài ra, các va chạm mạnh ở vùng đầu làm tổn thương một số dây thần kinh cũng có thể làm một ai đó mất khả năng nghe thấy âm thanh.
Điếc vì sốc tiếng ồn
Không phải như dạng tổn thương trong một thời gian dài như trên, mà sốc tiếng ồn có nghĩa là bạn nghe thấy một tiếng động có cường độ, tần số âm thanh vượt ngưỡng khả năng của con người làm thủng màng nhĩ, điếc ngay lập tức. Các tiếng động có thể kể đến như tiếng nổ bom, tiếng sét đánh, tiếng súng nổ…
Sốc tiếng ồn cũng là nguyên nhân thường gặp gây chứng điếc tai
Ráy tai
Vệ sinh tai kém, vệ sinh không đúng cách làm ráy tai tích tụ ngày càng nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh điếc, vì một lớp chất nhày làm cản trở quá trình truyền thanh và làm giảm khả năng nghe của tai.
Nhiễm trùng tai hoặc xuất hiện xương/khối u bất thường
Đây cũng là một dạng vật cản trở quá trình truyền tải âm thanh từ tai ngoài vào tai trong, làm mức độ rung của màng nhĩ không tốt và các tế bào thần kinh không thể cảm nhận được.
Rách màng nhĩ (thủng màng nhĩ)
Màng nhĩ bị thủng bởi tiếng nổ lớn, vật nhọn sẽ làm mất khả năng cảm thụ âm thanh, tín hiệu đến đây bị ngắt quãng và bạn không thể nghe được âm thanh nữa. Những tiếng nổ lớn, áp lực thay đổi đột ngột, chọc vào màng nhĩ bằng một vật nhọn có thể khiến màng nhĩ bị rách và ảnh hưởng đến thính giác.
Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng một số loại thuốc có chứa chất gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến thần kinh, tim mạch, nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh điếc.
Triệu chứng điển hình thường gặp ở người bị điếc tai
Giảm khả năng nghe, giảm khả năng cảm nhận và nhận biết âm thanh, nghe tiếng được tiếng mấy, không nhận biết được một số từ, nói chuyện khó khăn vì không nghe thấy, mỗi khi xem tivi hay nghe nhạc đều bật rất to mới nghe rõ… là những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh điếc và giảm thính lực ở người.
Phòng ngừa bệnh mất thính lực (điếc tai)
Nên đi kiểm tra thính lực khi có dấu hiệu bất thường xảy ra
Nhiều trường hợp bị bệnh câm điếc bẩm sinh, một số khác lại mất khả năng thính lực vì thói quen sinh hoạt, do đó, mọi người cần có những cách phòng tránh tốt nhất để bảo vệ đôi tai, duy trì khả năng nghe của chính mình. Cụ thể, hãy thực hiện theo các lưu ý sau đây để khả năng nghe hiểu luôn tốt nhất:
- Bảo vệ đôi tai và màng nhĩ một cách an toàn nhất bằng cách không nghe các tiếng động quá lớn, tránh nơi ồn ào, hạn chế nghe nhạc bằng headphone lớn… Nếu phải làm việc thường xuyên trong môi trường có nhiều tiếng ồn vượt ngưỡng, hãy bảo vệ tai bằng các nút tai nhựa, nút bịt tai chứa glycerin…
- Nên đi kiểm tra thính giác mỗi khi thấy khả năng nghe giảm sút và cảm giác ù tai, nghe tiếng vo ve trong tai thường xuyên. Nhất là những người làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, bạn nên kiểm tra thính giác khoảng 2 lần mỗi năm.
- Mỗi khi tham gia các hoạt động thể chất, hãy có các biện pháp phòng tránh để hạn chế tối đa khả năng chấn thương não bộ làm mất thính giác tạm thời hay vĩnh viễn. Đặc biệt, vận động viên hay người chơi trượt tuyết, săn bắn, người tham gia các buổi nhạc rock… phải đeo thiết bị bảo vệ đôi tai, đồng thời cho tai có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Hỏi ý kiến từ y bác sĩ thật kỹ càng xem các loại thuốc đang sử dụng có chứa các thành phần làm giảm thính lực hay không vì hiện nay trên thị trường có đến hơn 200 loại thuốc có thể làm hỏng khả năng nghe hiểu của con người, nhất là thuốc kháng sinh và chống ung thư. Điển hình như thuốc aspirin quen thuộc và phổ biến cũng chứa chất gây ra tác dụng phụ là làm người dùng mắc bệnh điếc.
- Có cách vệ sinh tai đúng cách, hạn chế sử dụng bông tăm vì dụng cụ này sẽ làm tích tụ thêm bụi bẩn vào sau bên trong tai, giảm độ truyền tải thông tin.
Tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh điếc mà các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp, phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, đối với ai mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì hoàn toàn chưa có cách điều trị cụ thể. Thông thường, bệnh nhân mắc chứng suy giảm thính lực sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau đây:
- Nếu suy giảm thính lực bởi thói quen vệ sinh sai cách, bạn nên đến các trung tâm y tế để loại bỏ sạch ráy tai, bụi bẩn, bã nhờn tích tụ lâu ngày giúp lỗ tai lưu thông tốt hơn.
- Một số chứng suy giảm thính lực hoàn toàn có thể điều trị bằng cách phẫu thuật màng nhĩ, xoang tai hoặc xương nhĩ. Trong trường hợp bị nhiễm trùng tai, bạn sẽ phải lắp ống để dịch thoát ra ngoài giúp tai khỏe mạnh trở lại.
- Đối với người già, lão hóa làm tai bị lãng, khả năng nghe giảm đi đáng kể, thiết bị trợ thính chính là phương pháp an toàn, hiệu quả nhất.
- Một số trường hợp tai bị tổn thương nặng nề đến nỗi máy trợ thính cũng không thể phát huy tác dụng, lúc này, bạn có thể sẽ được tư vấn đến phương pháp lắp ghép ốc tai điện tử. Khác với chức năng của máy trợ thính là khuế đại âm thanh, ốc tai điện tử sẽ đảm nhận nhiệm vụ của những bộ phận bị tổn thương trong tai.
Làm sao để cải thiện tình trạng điếc tai hiệu quả tại nhà?
Bên cạnh các phương pháp điều trị cần đến thuốc, phẫu thuật, bạn cũng có thể cải thiện tình tạng điếc tai, suy giảm thính lực bằng một số biện pháp sau đây:
Tăng cường bổ sung chất sắt
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thính giác
Theo nghiên cứu, chất sắt có vai trò rất quan trọng trong việc tăng khả năng nghe hiểu của con người, nhất là độ nhạy cảm của màng nhĩ và tai trong. Do đó, những người đang mắc chứng điếc tai, suy giảm thính lực nhất định phải thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm chứa chất sắt mỗi ngày.
Bên cạnh đó, loại dưỡng chất này còn làm giãn mạch máu, xoa dịu các tế bào hồng cầu, đảm nhận một số vai trò quan trọng trong cơ thể con người, nhất là hỗ trợ hoạt động của thần kinh tai. Vì vậy, chất sắt rất tốt cho bệnh nhân bị điếc tai, người già bị suy giảm thính lực.
Bổ sung nhiều kẽm
Giống với sắt, kẽm cũng có tác dụng tốt đối với những bệnh nhân mắc bệnh điếc tai, tổn thương màng nhĩ và người già suy yếu khả năng nghe hiểu vì lão hóa. Bạn có thể tìm thấy chất kẽm tự nhiên dồi dào trong các loại thực phẩm như: Cá, đậu nành, rau cải, cà rốt, hải sản… Không chỉ hỗ trợ khả năng của đôi tai, kẽm còn là dưỡng chất thiết yếu đối với sức khỏe của con người.
Hạn chế một số thực phẩm không lành mạnh
Các loại thực phẩm chứa caffein, chất kích thích như rượu, bia, cà phê… và một số món ăn không lành mạnh như thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều chất béo, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, ăn quá mặn… cũng góp phần làm giảm khả năng thính giác gây điếc tai ở người.
Theo nghiên cứu, các thực phẩm này chứa chất làm giảm lưu thông đến các cơ quan thính giác và não bộ khiến tình trạng điếc tai ngày càng nặng hơn.
Tránh xa khói thuốc lá
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khói thuốc lá chứa nicotine có khả năng thu hẹp mạch máu mang oxy đến các tế bào thính giác và não bộ vô cùng nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng chứ không riêng gì bị điếc, giảm thính lực. Do đó, không chỉ không hút thuốc mà bạn nên tránh xa khói thuốc, hạn chế hít khói từ những người xung quanh.
Lấy ráy tai đúng cách
Nên đến các trung tâm y tế hoặc các cơ sở uy tín để vệ sinh tai định kỳ mỗi tháng theo đúng quy chuẩn, hạn chế việc lấy bông tăm nguấy sâu vào trong tai vì hành động này có thể làm tổn thương bộ phận tai trong và màng nhĩ. Thói quen này dù không gây ra bệnh điếc tai nhưng có thể làm bạn bị ù tai, suy giảm thính lực.
Giải pháp cải thiện điếc tai hiệu quả tại nhà nhờ thảo dược
Bên cạnh các biện pháp từ chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt trên, người mắc bệnh điếc tai có thể bổ sung các loại thảo dược trong tự nhiên để tăng cường thính giác, cải thiện khả năng nghe của mình.
Theo nghiên cứu, các loại thảo dược chữa được bệnh điếc tai phải đảm bảo được các chức năng sau đây:
- Hỗ trợ chức năng thận vì thận có khả năng khai khiếu ở tai. Một khi hoạt động thận bắt đầu suy giảm, người bệnh sẽ bị lãng tai, nghe kém, thậm chí là bị điếc đột ngột.
- Tăng cường lưu thông khí huyết vì tắc nghẽn mạch máu là một nguyên nhân của rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm như đột quỵ, cao huyết áp, trong đó có bệnh điếc và suy giảm thính lực
- Kháng viêm, giảm nhiễm trùng ở tai, ngăn ngừa viêm tai giữa.
Theo Đông y, người bị bệnh điếc có thể áp dụng các bài thuốc từ thảo mộc tự nhiên sau đây:
Đông y đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm trong điều trị bệnh điếc
Đại bổ âm hoàn
Bài thuốc này cần các nguyên liệu chính là hoàng bá, tri mẫu, thục địa, quy bản, đương quy và tủy heo. Liều lượng cần được kê đơn từ y bác sĩ Đông y chuyên nghiệp để đạt được hiệu quả cao và an toàn nhất.
Bài thuốc Đông y này rất tốt cho những người bị uể oải, nghe kém, ù tai, điếc không thường xuyên, nghe không hiểu, hoa mắt, tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực…
Phá cố chỉ hoàn
Bài thuốc chữa bệnh điếc tai thứ 2 rất hiệu quả từ Đông y này cần đến các loại thảo dược như: phá cố chỉ, từ thạch, thục địa, đương quy, nhục quế, thỏ ty tử, xuyên tiêu, bạch tật lêm hồ lô ba, đỗ trọng, bạch chỉ, xuyên khung, xương bồ…
Bài thuốc với các loại thuốc Đông y này có tác dụng tốt đối với người già bị lãng tai, người bị điếc do lão hóa.
Long đởm tả can thang
Những ai thường xuyên bị váng đầu, mặt đỏ, miệng đắng ngắt, điếc tai hay nghe yếu thì nên đến các cơ sở Đông y để tìm toa thuốc này. Bài thuốc này gồm các loại thảo dược như: long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, trạch tả, mộc thông, xa tiền tử, đương quy, sinh địa, sài hồ, cam thảo.
Tỳ thận song bổ hoàn
Người suy giảm chức năng gan thận, tinh thần suy sụp, mắt mờ tai kém, da mặt nhợt nhạt thiếu sức sống, giảm thèm ăn, mất ngủ, giảm thính lực và hay nghe tiếng động ù lạ trong tai thì nên dùng bài thuốc Đông y tỳ thận song bổ hoàn này.
Trong bài thuốc này gồm có các loại thảo dược như: nhân sâm, liên tử, sơn thù, ngũ vị tử, thỏ ty tử, ba kích, sa nhân, nhục đậu khấu, sa tiền tử, phá cố chỉ.
Cây cối xay
Nếu không có nhiều thời gian hoặc không dùng được các bài thuốc Đông y, những người mắc bệnh điếc, suy giảm khả năng nghe có thể uống cây cối xay. Theo nhiều nghiên cứu, loại cây có vị ngọt, lành tính này giàu chất dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng cường hoạt động của thân giúp phục hồi thính giác hữu hiệu.
Bổ sung cây cối xay thường xuyên, bạn sẽ điều trị được chứng ù tai, điếc tai, váng đầu, lãng tai, viêm tai giữa… Trong dân gian vẫn lưu truyền bài thuốc về cây cối xay, bạn có thể dùng lá của chúng để nấu canh, luộc và bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Bệnh điếc tai, suy giảm thính lực bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn, chấn động mạnh, tổn thương tai hay do suy nhược chức năng trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mỗi người bệnh cần tìm đến các phương pháp điều trị phù hợp, nhưng luôn nhớ là phải tìm đến trung tâm Đông y, bệnh viên uy tín.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi có phương pháp chữa trị bệnh điếc tai, điếc, mất hoặc giảm thính lực. Bằng phương pháp đông y gia truyền. Bệnh nhân sẽ hồi phục thính giác trở lại sau một thời gian ngắn điều trị.
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn