Một nghiên cứu mới nhận thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa tâm thần phân liệt và mắc bệnh đái tháo đường.
Ngày đăng: 20-05-2019
1,236 lượt xem
Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường ở bệnh nhân tâm thần
Các nhà nghiên cứu nhận thấy mức đường huyết nhanh trong huyết tương gia tăng ở những bệnh nhân lần đầu xuất hiện rối loạn tâm thần.
Ngoài ra, khi khởi phát bệnh khả năng dung nạp đường giảm, nồng độ insullin huyết tương nhanh gia tăng và đề kháng insullin tăng, ngay cả khi những yếu tố nguy cơ như: sử dụng thuốc chống loạn thần, chế độ ăn và vận động thể dục được cho là ảnh hưởng đến nguy cơ đái tháo đường được loại bỏ trong phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân tâm thần phân liệt chết sớm hơn 15 – 30 năm so với dân số chung và hầu hết nguyên nhân của những tử vong sớm này không liên quan đến hệ thần kinh trung ương.
Các nhà nghiên cứu xác định, tỷ lệ đái tháo đường type 2 cao gấp 3 lần ở những bệnh nhân tâm thần phân liệt so với dân số chung.
Tỷ lệ bệnh nhân bị đái tháo đường ở bệnh tâm thần khá cao
Việc cho uống thuốc chống loạn thần có thể làm gia tăng hơn yếu tố nguy cơ đái tháo đường, thầy thuốc cần có một trách nhiệm cụ thể trong việc chọn lựa thuốc chống loạn thần phù hợp với liều lượng hợp lý để giới hạn nguy cơ này.
Các bác sĩ cũng cần hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn kiêng và tập thể dục, đảm bảo tầm soát đái tháo đường thường xuyên và xử lý phù hợp khi xuất hiện bệnh đái tháo đường.
Việc chăm sóc bệnh nhân loạn thần, đặc biệt những bệnh nhân trẻ trong giai đoạn bệnh đầu tiên, để chăm sóc toàn diện cần đảm bảo tầm soát đúng bệnh cơ thể kèm theo, đặc biệt tiền đái tháo đường. Chăm sóc nên được thực hiện trong việc chọn lựa thuốc không làm bùng phát hoặc gia tăng nguy cơ đái tháo đường ở những bệnh nhân này
Người mắc bệnh tâm thần có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường type II nhiều hơn so với những người trong quần thể nói chung, nhưng vẫn chưa rõ ràng số liệu căn cứ rõ ràng bệnh có làm giảm nguy cơ rối loạn chuyển hoá đường.
Do đó, ở những bệnh nhân tâm thần cần tiến hành làm những việc bao gồm: kiểm tra đường huyết thường xuyên, hướng dẫn bệnh nhân về tầm quan trọng về chế độ ăn uống và tập thể dục”.
Nồng độ glucose huyết tương trong máu, nồng độ glucose trong huyết tương sau khi thử nghiệm dung nạp glucose uống, nồng độ insulin trong máu lúc đói đều tăng đáng kể ở bệnh nhân tâm thần so với nhóm chứng. Riêng HbA1c không thay đổi ở bệnh nhân so với nhóm chứng
Các chuyên gia nói thêm rằng thận trọng khi kê toa thuốc và theo dõi các yếu tố nguy cơ rối loạn chuyển hóa phải đặt ưu tiên hàng đầu khi điều trị cho người bệnh nào có rối loạn tâm thần ngay cả ở những người trẻ tuổi và những người có trọng lượng bình thường.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn