Không đơn giản việc hòa nhập trở lại cộng đồng của bệnh nhân tâm thần

Việc hòa nhập trở lại và phòng ngừa tái phát sau khi trải qua một đợt rối loạn tâm thần có suôn sẻ hay không, không chỉ phụ thuộc vào bệnh nhân.

Ngày đăng: 16-06-2018

1,629 lượt xem

Hòa nhập sau tâm thần là chuyện không đơn giản

Chị N. chia sẻ câu chuyện của mình khi mười năm trước, chị sinh con và mắc chứng trầm cảm sau sinh. Bệnh chuyển sang các triệu chứng hoang tưởng, chị phải nhập viện tâm thần điều trị 3 tháng.

Sau khi được bác sĩ xác nhận là đã ổn, chị đi làm trở lại, theo quy định, công ty vẫn để chị làm vị trí cũ, mức lương cũ. Tuy nhiên, đó cũng là lúc chị nhận ra mọi người nhìn mình bằng ánh mắt khác. Không ai tin tưởng dù chị vẫn làm rất tốt công việc.

Điều đó cũng khiến các triệu chứng rối loạn lo âu, mất ngủ, hoang tưởng nhẹ bắt đầu quay lại. Để tự cứu mình, chị quyết định nghỉ việc và tự mở cửa hàng bánh để kinh doanh.Tuy vất vả nhưng công việc đã giúp tinh thần chị tốt lên nhiều.

Tương tự, anh T (32 tuổi, chủ một quán cà phê) cho biết quyết định nghỉ công việc kỹ sư máy tính, ra lập nghiệp cũng vì "mỗi bác sĩ xác nhận không thôi chưa đủ". Anh cũng vướng phải sự "ưu tiên đặc biệt" trong công việc cũ sau khi điều trị chứng hoang tưởng bị theo dõi. Điều đó khiến anh hết sức căng thẳng. Bác sĩ khuyên anh nên đổi môi trường bởi căng thẳng có thể là điều kiện cho các vấn đề cũ dễ tái phát.

Bệnh nhân tâm thần cần được tạo điều kiện hòa nhập

Sự kỳ thị là liều thuốc độc

Các chuyên viên tâm lý nhận định rằng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… của những người từng mắc và điều trị bệnh tâm thần cần tạo cho họ một "môi trường hỗ trợ sự phục hồi" để ngăn chặn nguy cơ tái phát cũng như giúp họ hòa nhập lại với cuộc sống tốt hơn.

Nếu lúc nào cũng thiếu tin tưởng hay lo sợ họ "phát điên" một lần nữa, bạn có thể vô tình gây ra cảm xúc tiêu cực cho người đó. Chính điều này làm tăng nguy cơ tái phát chứ không phải họ bỗng dưng tái phát. "Nên hiểu bệnh tâm thần cũng như mọi bệnh khác. Người khỏi bệnh tâm thần cũng như người đã khỏi bệnh cảm sốt, bệnh ung thư vì thế nên đối xử bình thường với họ khi họ đã khỏe mạnh" .

Cuộc sống bình thường cũng là thuốc

Theo các chuyên gia, nhiều người vẫn nghĩ "bệnh tâm thần" như một điều gì đó khủng khiếp, là hình ảnh một bệnh nhân điên loạn, gào thét, đập phá, đi lang thang, tuy nhiên, đa số chúng ta không biết rằng các chứng trầm cảm, hưng cảm, mất ngủ (rối loạn giấc ngủ), rối loạn lo âu, ám ảnh, gặp ảo giác, hoang tưởng… đều là các rối loạn tâm thần.

Bệnh nhân tâm thần cần được tư vấn điều trị kip thời

Với người mắc một rối loạn tâm thần - tâm lý nào đó, nhất thiết phải được điều trị kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh bệnh trầm trọng thêm hoặc phát triển thành mạn tính.

Khi đã điều trị ổn định rồi, bệnh nhân cần được tạo điều kiện để có việc làm phù hợp, được tham gia các hoạt động hằng ngày trong gia đình cũng như môi trường sống xung quanh. Không nên có thái độ khinh rẻ, coi thường người bệnh; giúp đỡ họ khi có yêu cầu nhằm loại trừ nguy cơ xảy ra các sang chấn tâm lý.

Đôi khi, một cuộc sống bình thường và lành mạnh, cố tránh xa căng thẳng và các chất kích thích là đủ cho họ không bao giờ lỡ sa chân lần nữa vào "điên loạn”

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha