Xã hội ngày này vẫn đang còn cái nhìn kì thị đối với người mắc bệnh tâm thần, do đó, sau khi phục hồi, người bệnh thường khó hòa nhập với cuộc sống bình thường. Vì vậy, sau các biện pháp điều trị bệnh, việc phục hồi chức năng tâm lý xã hội là vấn đề cần được quan tâm.
Ngày đăng: 30-07-2017
2,755 lượt xem
Vì sao cần phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người mắc chứng bệnh về tâm thần
Bệnh nhân tâm thần phân liệt sau khi được điều trị có thể hết các triệu chứng rối loạn tâm thần nhưng không học tập, làm việc và lao động được; có nội tâm bất ổn định làm ảnh hưởng đến sinh hoạt. Người bệnh thường có khuynh hướng sống ngày càng tách rời, xa lánh xã hội; khó hòa nhập với cộng đồng và bệnh có khả năng tiến triển trở thành mạn tính.
Phục hồi tâm lý cho bệnh nhân tâm thần sau điều trị là rất cần thiết
Không chỉ vậy, xã hội cũng có xu hướng bỏ rơi bệnh nhân mắc bệnh tâm thần và thường xem họ không thể giúp ích được gì cho xã hội, từ đó tạo ra khoảng cách không thể nối liền giữa bệnh nhân và môi trường sống xung quanh.
Chính vì vậy, quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần sau điều trị là điều cần thiết, tạo nên cơ hội cho bệnh nhân vốn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống hàng ngày đạt được các mục đích tối ưu về chức năng sinh hoạt giao tiếp, tâm lý xã hội, lao động nghề nghiệp để có thể hòa nhập với cộng đồng.
Những công việc cần làm để giúp người bệnh tâm thần phục hồi tâm lý
- Đối với những hành vi, cách cư xử khác thường của người bệnh tâm thần sau điều trị; nhân viên y tế cần giải thích cho gia đình bệnh nhân có sự hiểu biết cần thiết để không nên phê phán và tranh luận hoặc trừng phạt hay xa lánh họ, tìm cách hướng dẫn người bệnh tránh thực hiện những hành vi, cách cư xử khác thường đó một cách từ từ.
Tránh căng thẳng với người bệnh tâm thần sau điều trị phục hồi
- Nên động viên, khuyến khích, biểu dương, khen ngợi khi người bệnh làm được một việc tốt hoặc có sự cư xử phù hợp với những vấn đề mà người thân và gia đình mong muốn để họ vẫn cảm thấy rằng bản thân mình được yêu mến, chấp nhận sự hướng dẫn điều trị, chăm sóc của bác sĩ và gia đình hơn.
- Hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh để họ có thể quyết định thực hiện được một cách đúng đắn trước một công việc nào đó rất quan trọng và cần thiết, cần lắng nghe để người bệnh có thể nói được hết những suy nghĩ, tâm tư, cảm giác và thể hiện là mọi người trong nhà đều hiểu được họ.
- Trong sinh hoạt hàng ngày, cần giúp đỡ và hướng dẫn người bệnh tâm thần thực hiện được những công việc thông thường, biết tự chăm sóc cho bản thân mình, tự vệ sinh cá nhân...
- Không nên để bệnh nhân ở trong tình trạng thụ động, cần giúp đỡ và hỗ trợ họ đi lại, đi chơi đây đó, giao tiếp, ứng xử, làm việc phù hợp với khả năng của họ. Tránh những tình huống có thể ảnh hưởng, làm cho tình trạng bệnh lý tâm thần của người bệnh càng nặng thêm như bị những cảm xúc căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền.
Khi tình trạng bệnh lý của người bệnh trở nên xấu hơn qua cách cư xử khác thường của bệnh nhân như: trầm lặng, không ăn uống, thu mình lại hoặc trở nên hiếu động, nói luôn miệng hoặc bị kích động, sợ hãi; có ý định gây thương tích cho bản thân hay dọa nạt thì gia đình cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các bệnh viện chuyên khoa để được xử trí điều trị phù hợp.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn