Động kinh✅ ở trẻ em phát triển như thế nào?

Động kinh ở trẻ em phát triển không giống như động kinh ở người lớn. Liệu căn bệnh này có phát triển lệch hướng, gây nguy hại cho trẻ.

Ngày đăng: 27-12-2015

2,794 lượt xem

Không giống như động kinh ở người lớn, động kinh ở trẻ em phát triển ít hơn, lành tính và dễ kiểm soát. Là dấu hiệu đáng mừng giúp các bậc cha mẹ yên tâm là con mình đã hết bệnh.

Động kinh ở trẻ em xuất hiện chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi và 70% là bệnh vô căn. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của căn bệnh này là: cơn co cứng, co giật… Cơn xuất hiện đột ngột, ngắn, cơn sau giống như cơn trước và lặp lại nhiều lần. Trẻ chỉ bất thường khi cơn xuất hiện, hết cơn trẻ hoàn toàn trở lại bình thường.

Động kinh ở trẻ em khá đặc biệt, phát triển theo độ tuổi. Mỗi trẻ ở một độ tuổi sẽ có mức độ tiến triển bệnh khác nhau:

Trẻ em 7 ngày sau sinh

Động kinh ở trẻ 7 ngày sau sinh

Bệnh xuất hiện trong vòng 7 ngày đầu sau sinh, cao nhất vào ngày tuổi thứ 5. Động kinh xuất hiện nhiều ở trẻ trai và rất ít ở trẻ gái. Lần đầu bị bệnh, trẻ sẽ co giật, giật cục bộ một bên cơ thể sau đó lan tỏa ra nhiều nơi. Đại đa số cơn co giật từ 1 – 3 phút và có thể là ngừng thở. Nhưng cũng có một vài trường hợp co giật từ 1 – 20 giờ, thậm chí là 3 ngày. Bệnh động kinh do nguyên nhân này khá lành tính, không ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và có thể hoàn toàn biến mất khi sau khi hết cơn và trẻ trở về trạng thái bình thường.

Trẻ em vào tuần thứ 2, thứ 3 sau sinh

Động kinh ở trẻ từ 2 – 3 tuần tuổi sau sinh

Ở giai đoạn này, tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cũng nhiều hơn so với bé gái. Triệu chứng bệnh dễ thấy là: các cơn giật cơ, cơn ngưng thở hoặc cơn cơ cứng. Cơn co giật diễn ra trong 1 – 2 phút và có thể tái phát ở tới ngày thứ 7 (kể từ lúc bệnh tái phát).

Động kinh ở giai đoạn này là do 20% của sự di truyền, vì thế nên khả năng chữa khỏi sẽ chậm hơn. Cần phải kiên trì trong thời gian dài.

Trẻ em từ 1 – 2 tuổi

Động kinh ở trẻ em từ 1 – 2 tuổi

Trẻ em đang bú sữa mẹ xuất hiện bệnh động kinh khi bước vào giai đoạn tuổi từ 1 – 2 tuổi. Cơn động kinh biểu hiện ở trạng thái: co giật toàn bộ với thời gian ngắn, cường độ nhẹ. Một ngày trẻ có thể bị hàng cơn nhưng không diễn ra cùng lúc mà lẻ tẻ và chấm dứt hoàn toàn khi trẻ ngủ say.

Bệnh động kinh ở tuổi này khá lành tính, có thể khỏi ngay sau khi cơn động kinh cuối cùng trong ngày chấm dứt. Nhưng bệnh này có nguy cơ tái phát khi trẻ trưởng thành.

động kinh ở trẻ em khá lành tính nên các mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng. Hãy yên tâm chăm sóc con, cho bé thêm nhiều niềm vui trong quá trình phát triển. Chỉ có vui vẻ, khả năng tái phát bệnh mới hoàn toàn biến mất.

 

LIÊN HỆ: 

Chúng tôi có 2 cơ sở:

LIÊN HỆ:
 
1. THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 20 đường số 2 (G20), khu đô thị JAMONA, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68

Ngoài 2 địa chỉ này chúng tôi tạm thời chưa có địa chỉ nào khác. Nếu có địa chỉ nào khác thì chỉ là mạo danh ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI.

Bình luận (2)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Nguyễn Xuân Khang (02-04-2017) Trả lời
    Xin chào Bác Sĩ. Con gái em được 6 tháng , gia đình phát hiện cháu bị co giật toàn thân lúc cháu được 2 tháng. Sau khi đi khám thì bệnh viện kết luận là cháu bị động kinh.Hiện tại cháu vẫn đang uống thuôc theo đơn của bv Nhi TW. Cháu vẫn thỉnh thoảng bị lên cơn. Cơn kéo dài lên đến 30 phút. Thời gian gần đây cháu có bị 1 cơn khoảng 7 phút. Kèm theo đó là các cơn động kinh vắng ý thức diễn ra hàng ngày. mỗi ngày khoảng 7 đến 15 lần. mỗi lần diễn ra khoảng 1 phút. mấy hôm nay cháu ko có biểu hiện gì nữa. Xin hỏi bác sĩ là như vậy có tiến triển gì không ạ ? Đang theo xu hướng tích cực hay tiêu cực ạ ? Gia đình xin cảm ơn Bác Sĩ nhiều ạ
    • Đông y Trịnh gia (15-01-2019)
      NGuyễn Xuân Khang thân mến! Bệnh động kinh phát bệnh không theo một quy luật nhất định nào. Tần suất lên có lúc rất dày đặc, có lúc ít hơn. Thời gian lên cơn lúc dài lúc ngắn. tuy nhiên, về diễn biến chung thì khi bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ phát triển sang những hội chứng khác, làm beenhjngayf càng nặng, khiến chân tay yếu - di chuyển chậm chạp, mắt lờ đờ, khả năng tập trung kém, trí nhớ thuyên giảm,...