Bạn sẽ giải tỏa được những thắc mắc về cơn giật động kinh khi đọc bài viết này.
Ngày đăng: 04-01-2016
2,641 lượt xem
Bạn đã từng thấy sợ hãi và khá bất ngờ vì người thân, bạn bè hay chỉ một người đi ngang trên phố lên cơn giật động kinh. Nhưng nếu bạn hiểu rõ cũng như nắm được quá trình phát triển của căn bệnh này thì nó sẽ không còn đáng sợ như trước. Thay vào đó, bạn sẽ có thể biết cách chăm sóc người thân trong những lúc như thế.
Thường thì khi lên cơn động kinh người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau nửa đầu, cảm giác bị rối loạn, hồi hộp, toàn thân có cảm giác như bị kiến bò, bị bỏng, hai mắt như nổi đom đóm, hoa lại, mũi ngửi thấy mùi khét, lưỡi luôn cảm thấy có vị khó chịu, tình tình có chút đổi khác…
Hoặc người ngoài cũng có thể quan sát họ bằng những biểu hiện như nghiến răng, chớp mắt nhiều, hắt hơi, hồi hộp, lo lắng, giận dữ hoặc mơ mộng...
Thường thì mới chỉ nghe đến cụm từ “giật động kinh” có lẽ sẽ có nhiều người, trong đó có bạn sẽ thấy sợ hãi. Nhưng đây chỉ là một trong những biểu hiện thường gặp của bệnh động kinh, nó thường xảy ra vào giai đoạn thứ 2 là co giật.
- Giai đoạn đầu tiên: Người bệnh sẽ chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi ngã xuống đất bất tỉnh. Lúc này, chân tay họ như không cử động được, cứng đờ và không thở trong vài giây. Hai hàm răng cắn chặt, nghiến lại. Họ phải trải qua giai đoạn này trong vòng 30 giây.
- Giai đoạn co giật: Sang đến giai đoạn này, người bệnh bị co giật theo từng nhịp. Nhưng thường thì cơn giật động kinh ngày càng mạnh và thưa hơn. Lúc này, lưỡi sẽ thè ra và rất dễ bị cắn vào môi. Vậy nên người thân nên có mặt và để vật cứng chặn lại giữ hai hàm để tránh trường hợp họ cắn phải lưỡi.
- Giai đoạn hôn mê: Đến giai đoạn này, người bệnh chỉ nằm yên như đang thư giãn. Họ sẽ hoàn toàn mất đi ý thức và cảm giác. Mặt lúc này sẽ đỡ tím dần. Nếu không biết sẽ tưởng là đang ngủ say. Người bệnh có lúc nhớ hoặc hoàn toàn không nhớ gì về những chuyện xảy ra trước đó.
Ngoài ra, sau khi hết cơn động kinh, người bệnh sẽ vẫn còn những dấu hiệu như liệt, co cứng, bán liệt, khả năng nhìn và nghe giảm đi, nôn mửa, khó thở. Thường gặp phải trạng thái u ám, chán chường hoặc có thể giận dữ. Có nhiều trường hợp còn bỏ nhà ra đi.
Thường thì các cơn giật động kinh hay xảy ra vào ban đêm nhiều hơn ban ngày. Tùy theo từng người, từng thể trạng mà cơn sẽ thay đổi tùy mức độ nặng hay nhẹ. Nhưng nếu xuất hiện với tần xuất liên tục, người bệnh có thể sẽ bị loạn thần.
LIÊN HỆ:
Chúng tôi có 2 cơ sở:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngoài 2 địa chỉ này chúng tôi tạm thời chưa có địa chỉ nào khác. Nếu có địa chỉ nào khác thì chỉ là mạo danh ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI.
Gửi bình luận của bạn