Bệnh tiểu đường nên ăn gì luôn là câu hỏi thường trực của mỗi người bệnh. Dưới đây là những lời khuyên bổ ích dành cho bạn
Ngày đăng: 01-10-2019
1,306 lượt xem
Tiểu đường là căn bệnh liên quan tới nội tiết bởi rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat do insulin của tuyến tụy thiếu hụt hay giảm tác động bên trong cơ thể.
Bệnh bao gồm 3 loại chính:
- Bệnh tiểu đường type 1
Đây là bệnh tự miễn dịch mà tuyến tụy không sản xuất insulin. Có khoảng 15% người mắc bệnh tiểu đường type 1, phần lớn các trường hợp được chẩn đoán là trẻ em và người trưởng thành. Do các tế bào tuyến tụy bị phá hủy không sản xuất được insulin, người bị mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ phải chung sống bệnh suốt đời.
- Bệnh tiểu đường type 2
Không giống như tiểu đường type 1, người mắc bệnh tiểu đường type 2 vẫn sản xuất ra insulin nhưng các tế bào không tiếp nhận insulin. Và đây là dạng thường gặp nhất bởi số người mắc phải chiếm đến 95% từ 30 tuổi trở lên. Nguyên nhân gây ra tiểu đường type 2 là do ít vận động, thừa cân và không tập thể dục, ăn uống không khoa học, sử dụng chất kích thích, hoặc có thể do di truyền.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ (type 3)
Xuất hiện trong thời gian mang thai, thường gặp ở 3 tháng giữa thai kỳ và biến mất sau khi em bé được sinh ra hoặc có khả năng mắc lần thứ 2 trong lần mang thai kế tiếp và có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường type 2 sau này trong đời, thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, đặc biệt ở tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống chưa hợp lý.
Tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh khá nguy hiểm, làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần và sức khỏe của rất nhiều người trên khắp thế giới. Khi bạn không được điều trị kịp thời có thể gây nguy cơ biến chứng về các bệnh tim mạch, trí não, bệnh về da, suy thận, giảm ham muốn, thậm chí dẫn đến tử vong.
Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay
Thống kê cho thấy, cả nước hiện có 5 triệu người mắc bệnh này nhưng phần lớn (65%) không biết mình bị bệnh. 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường...
Có đến 80% người bệnh đái tháo đường chết do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, họ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường 2-4 lần. 20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam là 211%, cao gấp 3 lần tỉ lệ gia tăng trung bình của thế giới. Mỗi ngày có 150 người Việt chết vì đái tháo đường, cao gấp 7 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.
Thật đáng quan ngại phải không nào?
Chính vì vậy mà việc phát hiện ra bệnh tiểu đường sớm rất quan trọng
Dưới đây là một số dấu hiệu tiểu đường mà bạn không nên bỏ qua:- Đi tiểu thường xuyên, khát nước
- Nhìn mờ
- Dễ bị kích thích
- Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân
- Nhiễm trùng da thường xuyên
- Vết thương không lành
- Mệt mỏi nhiều.
- Sút cân không rõ lý do
- Hay đói dù ăn nhiều
Đối với bệnh nhân tiểu đường, cần có các phác đồ điều trị thích hợp để giảm sự phát triển của bệnh, bên cạnh đó cần kết hợp sử dụng chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao phù hợp.
*Nên ăn:
– Các loại thực phẩm rau củ, trái cây giàu chất xơ và cung cấp vitamin C như rau xanh, trái cây vị chua, ngũ cốc… nhằm điều chỉnh lượng đường huyết hấp thu, nhưng có tính ngọt thấp, thiên về vị chua như bưởi, cam, chanh, mận…
– Ăn các loại thịt cá biển và cá nước ngọt để cung cấp axit béo, giảm nguy cơ tăng cholesterol trong máu cũng như hạn chế ung thư, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…
– Chia nhỏ lượng thức ăn sẽ dùng trong ngày thành nhiều bữa. Hạn chế những thói quen ăn uống thất thường, bỏ bữa, lượng thức ăn không đều giữa các bữa.
– Chỉ nên chọn lựa những dạng tinh bột lành mạnh, không có khả năng gây béo phì. Một số tinh bột an toàn cho bệnh nhân tiểu đường: gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, khoai lang, bánh mì đen…
– Sử dụng những loại chất béo an toàn như bơ, các loại hạt như hạnh nhân, hồ đào, óc chó, hạt dẻ… cũng như chế biến với các loại dầu thực vật, dầu đậu nành thay thế cho mỡ động vật.
* Không nên ăn gì khi bị tiểu đường?
– Tuyệt đối tránh các món ăn chế biến từ đường, sử dụng đường và không dùng đường trong chế biến món ăn hằng ngày.
– Hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ chiên xào, đặc biệt là sử dụng mỡ động vật.
– Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc
– Hạn chế ăn các loại tinh bột có đặc tính sản sinh lượng đường cao như cơm, bánh mì, bột mì, nếp, bún, hủ tiếu… bởi lượng đường có thể tăng cao bất ngờ.
– Không nên ăn các loại đồ hộp như thịt hộp, mì gói… bởi những nguy hại tăng cao lượng cholesterol trong máu.
– Chỉ nên dùng sữa tươi không đường, hoặc các loại sữa làm từ đậu và không pha đường thay thế cho sữa nguyên kem, sữa bò tươi có đường.
– Không nên ăn thường xuyên các loại thịt đỏ, thịt có kèm mỡ như thịt heo, thịt bò. Người ăn kiêng chỉ nên ăn cá hoặc ức gà không mỡ.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
Gửi bình luận của bạn