Khi biết mình bị đái tháo đường thai kỳ, bạn cần chú ý rất nhiều điều từ chế độ dinh dưỡng, tập luyện đến việc kiểm tra đường huyết hay uống thuốc.
Ngày đăng: 11-04-2020
1,236 lượt xem
Để biết chắc đường huyết được kiểm soát tốt hay chưa, nếu chỉ thử đường huyết lúc đói khi mới ngủ dậy là chưa đủ, bạn nên thử đường huyết trước bữa ăn chính và sau ăn 1 – 2 giờ.
Mục tiêu đường huyết lúc đói và trước bữa ăn là dưới 95 mg/dl, còn mục tiêu đường huyết 1 giờ sau ăn ít hơn 140 mg/dl, đường huyết 2 giờ sau ăn ít hơn 120 mg/dl. Bạn nên mua máy đo đường huyết cá nhân tại nhà và học cách sử dụng từ các nhân viên y tế để kiểm soát đường huyết.
Thai phụ bị bệnh tiểu đường thai kì nên kiểm soát lượng đường huyết thường xuyên
Hơn 90% thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ chỉ cần ăn uống đúng theo hướng dẫn là có thể kiểm soát được đường huyết trong mục tiêu mà không cần điều trị thuốc insulin.
Chế độ ăn của thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ khó khăn hơn so với người bình thường vì phải kiểm soát được năng lượng và các chất dinh dưỡng đủ cho phát triển thai nhi nhưng không gây tăng đường huyết và rối loạn chuyển hóa khác.
Bạn cần giảm lượng chất bột đường ở mức 50 – 55% tổng năng lượng, phải chia nhỏ bữa ăn thành 5–6 bữa, tăng cường rau xanh, lựa chọn sữa chuyên biệt dành cho người đái tháo đường trong các bữa ăn phụ, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và thực phẩm chế biến công nghiệp… Bạn cần được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn và xây dựng chế độ ăn riêng cho mình để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và con cũng như phù hợp sở thích của bạn.
Thực phẩm giàu chất bột đường là cơm, bánh mì, nui, bún, phở, mì gói, bánh quy, khoai, sắn… Nên chọn loại chất bột đường càng ít tinh chế càng tốt. Cân bằng lượng chất bột đường sao cho phù hợp với thể trạng của từng thai phụ là việc khá khó và đôi khi cần sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.
Chế độ ăn cho thai phụ mắc bệnh tiểu đường
Một điều khác nên làm khi mắc đái tháo đường thai kỳ chính là rèn luyện sức khỏe. Tập thể dục thực sự có thể giúp làm giảm đường huyết, bằng các bài tập vận động toàn thân nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe được khuyến cáo trong suốt thai kỳ, kể cả khi không có đái tháo đường. Tập thể dục đồng thời cải thiện sự đề kháng insulin, giúp ổn định đường huyết và giảm stress, nhờ đó, bạn sẽ có được một giấc ngủ ngon.
Giấc ngủ ngon tác động tích cực đến sức khỏe của người mẹ. Các nghiên cứu cho thấy mất ngủ là một dấu hiệu của trầm cảm và điều này hoàn toàn không tốt cho việc điều trị đái tháo đường.
Trong những tháng cuối thai kỳ, nhiều thai phụ sẽ thấy khó ngủ vì khó khăn khi xoay trở và tìm tư thế ngủ thoải mái. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra biện pháp giúp thai phụ có giấc ngủ ngon.
Người bị đái tháo đường thai kỳ nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị đái tháo đường túyp 2. Các nghiên cứu cho thấy 50% phụ nữ đái tháo đường thai kỳ sẽ bị đái tháo đường típ 2 trong khoảng 5 – 10 năm sau.
Do đó bạn cần đến khám bác sĩ nội tiết sau sinh 6 – 8 tuần để biết chính xác tình trạng đường huyết để có phương án theo dõi, điều trị tiếp theo và sau đó định kỳ tầm soát đái tháo đường tuýp 2-3 năm một lần.
Ngoài ra, các bà mẹ nên tham khảo thêm các bài thuốc Đông y chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn hiệu quả để có một thai kì trọn vẹn nhất, đảm bảo sức khỏe cho con yêu của bạn.
<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
Gửi bình luận của bạn