5 bí kíp giúp người bệnh tiểu đường an toàn trong mùa dịch

Mối đe dọa của COVID-19 với người bệnh tiểu đường rất lớn do đó cần lưu ý những điều dưới đây để giữ an toàn cho bản thân.

Ngày đăng: 16-04-2020

859 lượt xem

Người bị bệnh tiểu đường nhiễm Covid 19 dễ tử vong

người bệnh tiểu đường, đường huyết tăng cao kéo dài gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus.

Chưa kể đến các bệnh cơ hội như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch vành thường đi kèm với rối loạn chuyển hóa đường (glucose) làm cho hệ miễn dịch vốn đã suy yếu nay càng suy yếu thêm. Khi đó virus SARS-CoV-2 dễ dàng xâm nhập và nhanh chóng tấn công xuống phổi, gây viêm phổi.

Hai trong số những tác động nghiêm trọng của SARS-CoV-2 với người bệnh tiểu đường được các bác sĩ phát hiện, bao gồm:

- Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch làm tăng nặng thêm tình trạng nhiễm trùng và mất khả năng kiểm soát sự lây lan của virus.

- Tổn thương tim cấp tính như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp tính, rối loạn nhịp tim làm tăng nguy cơ tử vong.

Đây là lý do vì sao người bệnh tiểu đường thường sẽ bị biến chứng nghiêm trọng hơn và mất nhiều thời gian để hồi phục hơn so với những người khỏe mạnh bị nhiễm virus này.

Vì vậy, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện tại, người bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn. Bởi lẽ, đường huyết ổn định sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chống chọi với virus, từ đó giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tử vong.

5 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường vượt qua mùa dịch COVID-19 an toàn

Kiểm tra đường huyết thường xuyên và ghi lại nhật ký

Tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên kiểm tra lượng đường trong máu 1 lần/ngày sau đó ghi thành nhật ký. Nhật ký này sẽ giúp bạn phát hiện những bất thường, từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch chữa trị bệnh tiểu đường của mình.

Trong trường hợp bạn không có máy đo đường huyết tại nhà, hãy chú ý đến các dấu hiệu tăng đường huyết bao gồm: đi tiểu nhiều hơn (đặc biệt là vào ban đêm), rất khát nước, đói, mờ mắt. Bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng này xảy ra thường xuyên và có xu hướng nặng dần.

Người mắc bệnh tiểu đường cần cẩn thận trong mùa Covid

Lưu lại nhận biết dấu hiệu nhiễm COVID-19

Bạn nên có 1 bản danh sách các số điện thoại bệnh viện có xét nghiệm COVID-19 gần nơi mình ở để tiện liên lạc với các bác sĩ nếu có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm COVID-19 như:

- Khó thở, đau tức ngực, nặng ngực

- Ho khan, đau rát họng

- Sốt, mệt mỏi

COVID-19 tác động đến mỗi người theo một cách khác nhau. Vì thế ngoài các dấu hiệu điển hình ở trên, bạn cũng cần cảnh giác khi cơ thể đột nhiên mệt mỏi kèm đau nhức, người ớn lạnh.

Có chế độ ăn hợp lý

Ăn uống kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể bị thiếu chất và dễ mệt mỏi. Điều quan trọng nhất để đường huyết ổn định là bạn cần ăn uống điều độ và ăn đúng cách.

- Ăn điều độ: Bạn nên ăn đúng giờ, không bỏ bữa và ăn không quá no. Điều này sẽ giúp tuyến tụy tiết insulin (hormon chuyển hóa đường) hiệu quả hơn, từ đó giảm đường huyết sau ăn.

- Ăn đúng cách: Bao gồm việc ăn nhiều rau, củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt (nguyên cám), cá, thịt gia cầm (bỏ da) thay vì ngũ cốc tinh chế, thịt gia súc. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên luộc, hấp và hạn chế đồ chiên xào.

Thực đơn lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường

Ưu tiên tập thể dục thể dục tại nhà thay vì ra ngoài

Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các bài tập tại nhà như yoga, thiền, dịch cân kinh, chạy bộ với máy tập… Nếu bị đau khớp, bạn có thể tập đạp xe đạp trên không bằng cách nằm thẳng và đạp chân giống như đang đạp xe đạp.

Dọn dẹp nhà cửa (lau sàn, cầu thang, tay nắm cửa, các thiết bị điện tử, dọn phòng vệ sinh, phòng ăn…) cũng là một cách tập luyện hiệu quả. Không chỉ giúp đường huyết ổn định hơn, dọn dẹp còn làm giảm nguy cơ nhiễm virus.

Cần giữ tinh thần lạc quan nhưng không chủ quan

Những người khỏe mạnh đã lo lắng vì đại dịch Covid thì người bệnh tiểu đường còn lo lắng hơn rất nhều lần, điều này tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Để hạn chế, bạn cần ngủ đủ giấc và học cách thư giãn để giảm stress, đọc sách, tập thiền, yoga, tập thở (hít sâu, thở chậm bằng cơ bụng)…

 <CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG

Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha