4 thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn để giảm nguy cơ nhiễm trùng

Nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường rất lớn do đó người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, đặc biệt trong đại dịch Covid 19.

Ngày đăng: 14-04-2020

872 lượt xem

Một nghiên cứu cho thấy rằng, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và họ cũng có thể bị biến chứng nghiêm trọng và tử vong do COVID-19.

Chính vì thế nếu là một bệnh nhân tiểu đường, bạn nên giữ một lượng thuốc đầy đủ để theo dõi đường huyết tại nhà.

Đồng thời nên có chế độ ăn uống và hoạt động thể chất hợp lý để quản lý bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ những thực phẩm dưới đây để tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ nhiễm trùng:

Nấm

Nấm đã được chứng minh là có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, chúng có chứa chất chống ôxy hóa cao. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nấm có thể làm tăng sản xuất các cytokine, giúp chống lại nhiễm trùng.

Tỏi

Tỏi chứa một số chất chống ôxy hóa, có thể kháng virus và kháng khuẩn, chống viêm, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, thêm tỏi vào chế độ ăn uống có thể giúp đốt cháy chất béo của cơ thể.

Trái cây họ cam quýt

Trái cây họ cam quýt được biết đến với đặc tính tăng cường miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy trái cây họ cam quýt cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh tim mạch, chống viêm.

Trái cây họ cam quýt được biết đến với đặc tính tăng cường miễn dịch. Ảnh: Internet

Sữa chua

Probiotic là vi khuẩn lành mạnh có trong sữa chua có thể giúp kích thích hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh tật.

Trà nóng

Trà có chứa polyphenol, flavonoid và catechin, những chất chống ôxy hóa này có thể phá hủy các gốc tự do gây tổn hại tế bào và tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể. Uống trà nóng cũng có thể làm dịu cổ họng, chúng còn có thể chống viêm. Trà đen và trà xanh là những loại trà tốt để chúng ta tiêu thụ.

Sau đây là 4 điều bệnh nhân tiểu đường cần làm mỗi tối trước khi đi ngủ để giảm nguy cơ biến chứng.

1. Ăn bữa tối đủ chất

Bệnh nhân tiểu đường cần theo một chế độ ăn nghiêm ngặt, được lên kế hoạch cẩn thận. Hãy chọn thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các loại hạt, súp lơ xanh và rau có màu xanh đậm, khoai lang, gạo lứt, đậu, hạt quinoa hoặc lúa mạch cho bữa tối để đảm bảo chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng.

2. Tập thể dục

Đi dạo sau bữa tối. Có thể đi bộ 30 phút trong nhà vào mùa dịch Covid-19. Nó sẽ giúp bạn thư giãn, giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn và ngủ ngon hơn. Insulin trong cơ thể cũng sẽ hoạt động tốt hơn.

3. Đừng quên chải răng

Bệnh nhân tiểu đường cần chăm sóc răng miệng đúng cách. Nước bọt chứa nhiều đường hơn có thể làm gia tăng vi khuẩn trong miệng. Bệnh tiểu đường có thể góp phần gây ra bệnh nướu răng và làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, hãy giữ nướu và răng khỏe mạnh bằng cách chải răng và dùng chỉ nha khoa mỗi tối trước khi đi ngủ.

Vệ sinh đúng cách ở bệnh nhân tiểu đường

4. Kiểm tra những vết thương ở chân

Những người mắc bệnh tiểu đường thường bị tổn thương dây thần kinh ở chân nên chân sẽ bị tê. Vì vậy, sẽ không cảm nhận được nếu chân bị thương. Mỗi tối trước khi đi ngủ hãy kiểm tra ở chân. Các vết trầy xước và những vết phồng do mang giầy ở bàn chân có thể dẫn đến nhiễm trùng rất nguy hiểm.

 <CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG

Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha