Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc nhiều chứng bệnh trong đó có bệnh tiểu đường, do đó, việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân ở độ tuổi này cần hết sức lưu ý.
Ngày đăng: 15-02-2020
953 lượt xem
- Người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường, cũng kéo theo nguy cơ lớn mắc các bệnh hội chứng tuổi già: rối loạn chức năng bệnhnhận biết, trầm cảm, rối loạn thị giác, thính giác, xuất hiện tình trạng hạ đường máu...
- Khi kèm thêm các bệnh về tim mạch, đột quỵ thì bệnh rất nghiệm trọng, đe dọa đến sự sinh tồn của người già.
- Các biến chứng thần kinh có thể dẫn đến các tàn phế cũng là mối đe dọa thường xuyên cho người già bị tiểu đường như biến chứng võng mạc là nguyên nhân làm cho người già bị mù lòa, còn biến chứng thần kinh ngoại vi và mạch máu của bệnh tiểu đường thì thường làm hoại chi, khi mức độ trở nên nghiêm trọng thì phải cắt cụt chân, gây tàn phế suốt đời hoặc dẫn đến tử vong.
- Đối tượng là người cao tuổi thường kéo theo suy giảm chức năng gan thận, các rối loạn chuyển hóa do thuốc hạ glucose máu gây ra.
Người cao tuổi dễ gặp các biến chứng nếu bị đái tháo đường
Đối với người già mắc bệnh đái tháo đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp tập luyện thể dục thể thao là rất quan trọng. Việc này không chỉ đơn thuần giúp cải thiện tình trạng bệnh, mà còn mang lại những giá trị tinh thần.
- Chế độ dinh dưỡng calo thấp, ít mỡ. Chế độ ăn được khuyến khích áp dụng cho người già bị đái tháo đường là chế độ ăn giảm nhẹ calo: mỡ <30% calo, carbohydrate > 50% calo. Tăng cường chất xơ, các loại vitamin. Uống đủ nước. Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày.
- Chế độ rèn luyện thể lực phù hợp: Đi bộ, đạp xe đạp. Lưu ý các trường hợp có bệnh lý tim mạch kèm nên được tư vấn phù hợp với bệnh kèm của họ.
Người cao tuổi bị đái tháo đường type 2 có thể sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ glucose máu nếu không có chống chỉ định. Vì vậy khi lựa chọn thuốc hạ glucose máu cho bệnh nhân cần lưu ý chức năng gan, thận, bệnh lý kèm, sự tiện lợi khi dùng thuốc (chú ý người hỗ trợ bệnh nhân cuộc sống hàng ngày không)
Chế độ sống lành mạnh rất quan trọng đối với người cao tuổi bị tiểu đường
- Chăm sóc bàn chân là việc làm quan trọng đối với bệnh tiểu đường ở người cao tuổi, đặc biệt là người già vì họ thường khó có thể tự mình làm được nếu bị nhiễm trùng bàn chân.
- Hạ glucose máu: Cần phát hiện sớm và xử trí kịp thời tình trạng hạ Glucose máu trên bệnh nhân. Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà các dấu hiệu hạ glucose máu và cách xử trí cấp cứu hạ glucose máu.
- Phát hiện sớm các triệu chứng bất thường trên bệnh nhân
- Bệnh nhân nên có và biết cách sử dụng máy thử glucose mao mạch tại nhà.
- Định kỳ kiểm tra tại bệnh viện các chỉ số glucose máu, HbA1c, chức năng gan, thận, mỡ máu và các thông số khác tùy trường hợp cụ thể.
Đái tháo đường type 2 ở người cao tuổi là một tình trạng đòi hỏi phải được điều trị, quản lý chặt chẽ vì đây là đối tượng có rất nhiều nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
Gửi bình luận của bạn