Run tay chân có nguy hiểm không và dự phòng căn bệnh này bằng cách nào?

Ngoài Parkinson, run chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh khác như run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, cường giáp...Nếu chủ quan không sớm điều trị, chứng run có thể chuyển biến nặng khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngày đăng: 14-07-2020

1,214 lượt xem

Run tay chân là triệu chứng của bệnh gì?

Theo các nhà khoa học, run tay không phải là một bệnh mà là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau như: rối loạn thần kinh thực vật, bệnh hoặc hội chứng Parkinson, hội chứng tiểu não, bệnh cường giáp, chứng lo âu, stress. 

Một số ít các trường hợp biểu hiện run xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc an thần, thuốc điều trị các bệnh về thần kinh hoặc ở các bà mẹ sau sinh do thay đổi nồng độ hormon sinh dục.

Trong nhiều trường hợp, run chỉ là biểu hiện của cảm xúc, do tâm lý lo lắng, căng thẳng, hồi hộp thái quá gây ra. Hoặc trong trường hợp cơ thể đang gặp phải hiện tượng hạ đường huyết.

Ngày nay, hiện tượng run tay chân có tần suất gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân một phần xuất phát do áp lực công việc, stress trong cuộc sống, hoặc do lối sống không được lành mạnh như: sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện, nghiện điện tử/tivi/điện thoại… hoặc do thường xuyên thức khuya.

Mặc dù nguyên nhân gây run có thể khác nhau, nhưng hậu quả của những căn bệnh hay yếu tố nguy cơ này là làm tổn thương hoặc gây rối loạn hoạt động dẫn truyền của các tế bào thần kinh vùng vận động. 

Run tay chân là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý khác nhau

Những nguyên nhân gây run tay chân thường gặp

Hầu hết các trường hợp bị run tay chân đều xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là do rối loạn hoặc tổn thương hoạt động của não - nơi kiểm soát khả năng vận động của cơ thể. Dưới đây là một số bệnh gây rối loạn hoạt động của não, có thể dẫn tới triệu chứng run:

Rối loạn thần kinh thực vật thường gây run tay khi hồi hộp

Rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật là nguyên nhân gây run phổ biến ở người trẻ, thường do suy nhược thần kinh, mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài. Run xuất hiện và tăng lên khi lo lắng, hồi hộp, khi đứng trước đám đông hoặc có người khác nhìn vào. Kèm theo đó là biểu hiện tim đập nhanh, vã mồ hôi, mất bình tĩnh...

Bệnh run vô căn khiến tay bị run khi cầm nắm đồ vật

Run vô căn chủ yếu xảy ra ở tay khi làm một việc gì đó, ví dụ như khi cầm cốc uống nước, cầm bút viết chữ thì tay bắt đầu run. Ngoài ra các phần khác của cơ thể cũng có thể bị run như đầu (gật đầu) hoặc run ngang (lắc đầu), giọng nói, lưỡi, chân, thân người run làm thay đổi dáng đi.

Bệnh Parkinson gây run tay chân gặp chủ yếu ở người già

Bệnh Parkinson thường bắt đầu run từ một bên bàn tay kiểu lắc vẫy, ngón tay run giống như đang rắc muối hạt tiêu hay đang vê thuốc lào. Sau đó run tiến triển dần xuống chân và sang cả hai bên cơ thể, kèm theo biểu hiện co cứng cơ và di chuyển chậm chạp.

Run do tiểu não

Bất cứ nguyên nhân nào làm tổn thương tiểu não đều có thể gây run, nhất là khi người bệnh  thực hiện các hoạt động có chủ đích như ấn công tắc điện, hay chạm đầu ngón tay lên đầu mũi. Một số dấu hiệu khác gồm nói run, rung giật nhãn cầu, dáng đi chậm chạp, đi theo hình zíc zắc như người say rượu.

Bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp thường gây run tay, ngón tay, kèm theo nhịp tim nhanh (thường trên 100 nhịp/phút), vã mồ hôi, mắt lồi, bướu giáp phình to, người bệnh hay cáu gắt, căng thẳng.

Run do các nguyên nhân khác

Một số loại thuốc như chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống động kinh, thuốc trị loạn nhịp tim, thuốc chữa hen suyễn,... hoặc ngộ độc kim loại nặng (như chì, asen, thuỷ ngân), hay thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất (vitamin nhóm B, Magie)… cũng có thể là nguyên nhân gây run tay chân.

Vì sao bị run tay chân nên ăn thịt trắng và đạm thực vật?

Nguồn chất đạm quen thuộc và phổ biến nhất hiện nay là thịt. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh run chân tay nên ăn nhiều thịt trắng, ví dụ thịt gia cầm, cá biển; đồng thời hạn chế thịt đỏ (như thịt bò, thịt trâu, thịt lợn..).

Bởi mặc dù có hàm lượng protein cao hơn nhưng thịt đỏ chứa rất nhiều cholesterol. Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa, tổn thương não bộ, khiến tay bị run nhiều hơn. Mặt khác cholesterol còn là “thủ phạm” gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ nên không được khuyến cáo sử dụng nhiều.

Ngoài thịt, cá, trứng sữa,... chất đạm còn có trong các loại đậu (đậu nành, đậu phụ, đậu xanh...), vừng, ngũ cốc nguyên hạt… Đây được coi là nguồn “chất đạm xanh” vì chúng không chỉ bổ sung các axit amin thiết yếu mà còn chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất giúp ổn định quá trình dẫn truyền thần kinh, nâng cao hiệu quả giảm run tay chân.

Chất béo giàu omega 3 rất tốt cho người bị run tay chân

Người bệnh run tay cần kiêng mỡ nhưng chất béo thì không

“Ăn càng nhiều chất béo, nguy cơ bị mỡ máu càng cao” đó là điều mà mọi người thường nghĩ. Thế nhưng, chất béo cũng được chia thành 2 loại: chất béo tốt và chất béo xấu.

Nếu ăn nhiều chất béo xấu (chứa nhiều cholesterol, LDL, triglycerid) sẽ làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch… Đây là nguyên nhân vì sao những người bị run sau đột quỵ, tai biến mạch máu não cần hạn chế đồ ăn chiên rán, mỡ, da, nội tạng động vật.

Tuy nhiên, với nhóm chất béo tốt (axit béo omega - 3, omega - 6), nhờ khả năng chống oxy hóa nên có thể giúp hạ mỡ máu, giảm nguy cơ đột quỵ, tăng cường trí và bảo vệ tế bào thần kinh. Do vậy, người bệnh run tay được khuyến cáo bổ sung 2 axit béo này bằng cách ăn nhiều cá biển (cá trích, cá mòi, cá hồi…), quả hạch (hạnh nhân, óc chó, hồ đào ), quả bơ, hạt lanh, đậu nành, dầu oliu…

Người bị run tay chân nên bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt

Bạn có thể đa dạng hóa nguồn tinh bột bằng ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, các loại đậu, vừng đen hay hạt kê.. để bổ sung chất xơ hòa tan, vitamin nhóm B (B1, B6, B12) thay vì chỉ ăn cơm trắng hàng ngày.

Nếu có thể, bạn hãy sử dụng gạo lứt thay vì gạo xát trắng, hơn nữa cũng không nên vo gạo quá kỹ bởi sẽ dễ làm mất lượng vitamin nhóm B ở lớp bột cám bên ngoài hạt gạo.

Người bị run tay chân nên bổ sung nhiều rau củ quả tươi

Các loại rau lá xanh, hoa quả là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất quan trọng cho não bộ, giúp làm tăng khả năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ xương khớp, từ đó giúp giảm run tay chân. Mặt khác, ăn nhiều rau củ còn bổ sung chất xơ, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ cải thiện táo bón, nhất là với người bệnh Parkinson.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các vitamin, khoáng chất rất dễ bay hơi hoặc bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do vậy, việc chế biến rau củ vừa chín tới hoặc trộn salad sẽ giữ lại hàm lượng dinh cao hơn khi nấu chín nhừ.

Quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể sẽ sản sinh ra rất nhiều gốc tự do, gây thoái hóa tế bào thần kinh, khiến tình trạng run trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, người bệnh run tay nên bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: cam, bưởi, lựu, việt quất, kiwi, bơ, các loại đậu như đậu nành, đậu phộng…

Hạn chế sử dụng các chất kích thíchkhi bị run tay chân

Các chất kích thích bao gồm: cà phê, nước tăng lực, bia rượu, thuốc lá… có thể gây tăng tiết hormone adrenaline và làm nặng hơn triệu chứng run.

Nhiều người cho rằng uống một chút rượu có thể giúp làm giảm tạm thời triệu chứng run vô căn. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều nhận thấy biểu hiện run sẽ tăng lên nhiều hơn sau đó. quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể sinh ra nhiều aldehyde độc hại. Vì vậy, sử dụng rượu lâu ngày có thể gây thoái hóa tiểu não, khiến tình run càng khó kiểm soát hơn.

Không chỉ rượu mà thuốc lá, cà phê hoặc nguy hiểm hơn như ma túy là những yếu tố kích thích, gây tổn thương cấu trúc và làm rối loạn chức năng của não bộ. Đây là nguyên nhân gây ra và làm nặng thêm tình trạng run, nhất là với những người trẻ tuổi.

Run tay sẽ không còn là nỗi ám ảnh nếu kết hợp Đông y trong điều trị

Đông y giúp điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh run tay

Nếu như các bác sĩ Tây y chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng thì quan điểm của các thầy thuốc Đông y là cần đẩy lùi cả chứng lẫn bệnh. Chính vì lý do đó mà việc tổng hòa cả 2 phương pháp sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

Đông và Tây y đều mang lại những hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị bệnh run chân tay. Mục đích cuối cùng là làm sao mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho bệnh nhân.

Trong Đông y, từ xa xưa đã có rất nhiều phương pháp chữa bệnh run giật như sử dụng các bài thuốc nam gia truyền, dùng xoa bóp bấm huyệt hay châm cứu để cải thiện triệu chứng. Ngày nay, các phương pháp này vẫn được sử dụng tại nhiều bệnh viện.

Y học cổ truyền cũng chia phương pháp chữa bệnh run tay chân gồm 2 loại là dùng thuốc và không dùng thuốc. Bài thuốc tương đối cổ điển và phổ biến được sử dụng có 11 vị thuốc, trong đó Thiên ma, Câu đằng là 2 vị thuốc chính.

Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh lợi ích của 2 thảo dược Thiên ma, Câu đằng đã được minh chứng giúp giảm run tay chân cực kì hiệu quả.

- Câu đằng: Theo nghiên cứu tại Trường Y học Trung Quốc, nhóm bệnh nhân được điều trị kèm với đơn thuốc Đông y có chứa Câu đằng đã cải thiện rõ rệt biểu hiện run, kỹ năng giao tiếp, tình trạng co cứng cơ, cùng các triệu chứng như lo âu, trầm cảm, khó ngủ, chán ăn và táo bón.

- Thiên ma: Cùng với Câu đằng, Thiên ma đóng vai trò bảo vệ thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm nhiễm độc thần kinh bởi quá trình oxy hóa, làm chậm lại quá trình lão hóa và tăng cường chức năng của tế bào thần kinh.

Đông y Trịnh gia đã nghiên cứu và kế thừa tinh hoa của gia tiên và dân tộc đã điều chế ra phương thuốc đặc trị hữu hiệu căn bệnh run tay - chân - miệng trong thời gian ngắn nhất, chỉ sau 10 ngày dùng thuốc bệnh nhân đã chuyển biến rõ rệt.

Địa chỉ: 0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha