QUÊN ĐI NỖI LO BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG/TIỂU ĐƯỜNG VỚI BÀI THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA

Đông y Trịnh Gia chuyên chưa trị căn bệnh tiều đường/ đái tháo đường bằng phương pháp đông y gia truyền

Ngày đăng: 28-09-2019

1,376 lượt xem

Cảnh báo:

Mỗi năm việt nam có gần 4 triệu người mắc đái tháo đường

71% không hề biết mình bị bệnh đến khi có dấu hiệu rõ rệt.

Tỷ lệ người mắc bệnh đang ngày càng gia tăng và trẻ hoá từ 25-30 thậm chí có những trường hợp trẻ em mới 12, 13 tuổi đã mắc bệnh. 

Vậy Đái Tháo Đường là gì và có bao nhiêu loại?

Đái Tháo Đường (tiểu đường) xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi hóc-môn insulin do tuyến tụy sản sinh bị thiếu hoặc không làm được nhiệm vụ chuyển hóa đường, làm cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao, và các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động. 

Bệnh tiểu đường có thể chia làm 3 loại chính: tiểu đường típ 1, tiểu đường típ 2 và tiểu đường trong thai kỳ.

Típ 1

Tiểu đường (đái tháo đường) típ 1 diễn ra khi tuyến tụy không thể sản xuất được insulin và cơ thể bị thiếu insulin. Khi thiếu insulin, đường không được chuyển hóa dẫn đến bị ứ đọng trong máu. 

Đối tượng : 

  • Thường là trẻ em và người trẻ và chiếm tỉ lệ khá ít trong tổng số người bị đái tháo đường trên thế giới, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng
  • Nguyên nhân chính của đái tháo đường típ 1 được xác định chủ yếu do yếu tố di truyền

Típ 2

Tiểu đường (đái tháo đường) típ 2 xảy ra khi cơ thể bạn vẫn sản xuất được insulin, nhưng lại không chuyển hóa được đường trong máu.

 

Nguyên nhân: gây ra sự rối loạn chuyển hóa này bao gồm yếu tố di truyền, béo phì, tế bào Beta trong tuyến tụy bị tổn thương

Khoảng 95% người bị đái tháo đường trên thế giới là típ 2 

Tuy nhiên, khác với đái tháo đường típ 1, đái tháo đường típ 2 có thể được phòng ngừa nếu bạn sống cân bằng với chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc tập thể dục đều đặn và giảm cân khoa học

Tiểu đường (đái tháo đường) thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là trường hợp bệnh đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, mà trước khi mang thai người này chưa bao giờ bị đái tháo đường.

Đái tháo đường thai kỳ thường ngắn hạn và sẽ hết khi bạn kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên tỉ lệ bị đái tháo đường về sau của phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai sẽ cao hơn những người khác. Vì thế, bạn nên có kế hoạch sống cân bằng hơn qua chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp cùng lối sống vận động lành mạnh để giảm thiểu khả năng bị đái tháo đường trong tương lai.

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường đang gia tăng chóng mặt từng ngày. Vậy dấu hiệu nào của cơ thể đang báo hiệu cho ta biết nguy cơ đái tháo đường?

Dưới đây là 6 biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh đái tháo đường

1. Liên tục khát nước

Bạn khát nước và uống nước khá nhiều nhưng cảm giác khát nước vẫn còn. Vì sao lại như thế? Đó là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ. 

2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.

3. Sụt cân bất thường

Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy vậy – cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động. Và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu. Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân. Trong trường hợp này, bạn nhớ kiểm tra cơ thể tổng quát liền nhé.

4. Đói và mệt mỏi

Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.

5. Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục.

6. Thị lực yếu đi

Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mặc dù trước đó bạn không bị các bệnh về mắt.

 Ngoài ra, các triệu chứng khác như vết thương chậm lành hay chân tay bị tê hoặc ngứa rân rân như kiến bò cũng có thể là dấu hiệu cần lưu ý.

 Hãy phòng ngừa đái tháo đường ngay từ hôm nay vì BIẾN CHỨNG CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỰC KỲ NGUY HIỂM.

a. Biến chứng mắt

Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... cũng có thể xảy ra.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Không cách phòng tránh nào hiệu quả hơn việc kiểm soát tốt đường huyết của bạn, với một chế độ sống khỏe và dinh dưỡng cân bằng. Bên cạnh đó, bạn nên có lịch khám mắt định kỳ, tối thiểu một năm một lần. Nếu cảm thấy mắt đột nhiên bị mờ hoặc đau nhức, hãy đi khám ngay để kiểm soát tình trạng cơ thể của mình nhé.

b. Biến chứng về tim mạch

Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của đái tháo đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng ngừa cho những biến chứng này.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Hãy kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể, bao gồm đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học với giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bị tiểu đường qua sản phẩm hỗ trợ như Glucerna.

c. Biến chứng về thần kinh

Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi...

Làm sao để có thể phòng tránh?

Kiểm soát lượng đường luôn cân bằng, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa biến chứng về thần kinh.

d. Biến chứng về thận

Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, kết hợp cùng chế độ ăn ít muối, ít đạm, ít mỡ. Đừng quên đi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi chức năng thận nữa.

e. Biến chứng nhiễm trùng

Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Luôn giữ đường huyết cân bằng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, vùng kín hoặc tiết niệu. Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, có máu… hãy gặp bác sĩ ngay.

II. BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH

Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.

1. Hạ đường huyết

Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do:

Bạn bị quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin).

Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.

Tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi.

Uống nhiều rượu, bia.

Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh.

Cách xử lý đối với các biến chứng đột ngột thế này:

Khi gặp dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình, người mắc bệnh tiểu đường nên nhanh chóng dùng dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường như uống Glucerna, ăn kẹo bánh ngọt hay uống nửa ly nước trái cây, kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu đường huyết bình thường trở lại bạn tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng trước đó khi cảm thấy tỉnh táo hẳn.

Nếu hạ đường huyết nặng, bạn hãy đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.

2. Hôn mê

Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Cần kiểm soát tốt đường huyết của người bị đái tháo đường bằng thuốc men. Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng và phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương và stress cũng là yếu tố quan trọng cần được chú ý.

  • dong+y+trinh+gia+chua+benh+tieu+dương

ĐỪNG LO LẮNG QUÁ, BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HOÀN TOÀN CÓ THỂ CHẤM DỨT khi bạn có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện hợp lý 

Có ba phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tiêu biểu. Liệu pháp ăn uống, liệu pháp vận động, điều trị bằng thuốc. Cả ba đều là phương pháp điều trị nhằm kiểm soát mức đường trong máu và giảm áp lực lên các mạch máu

Ăn uống

Liệu pháp ăn uống là liệu pháp nhằm điều chỉnh lượng đường trong máu bằng thói quen ăn uống lành mạnh có cân bằng. Các điểm chung cần lưu ý được đưa ra là “ăn từ từ và nhai kỹ”, “ăn uống lành mạnh, điều độ vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối”, “không ăn vào đêm muộn hoặc trước khi đi ngủ”, “không ăn quá no, chỉ nên ăn vừa đủ no”, “Cố gắng cân bằng dinh dưỡng với nhận thức đầy đủ về khoáng chất và vitamin, đặc biệt là ba chất dinh dưỡng chính carbohydrate, protein và chất béo”.

Tuy nhiên, vì sự thèm ăn là một trong 3 ham muốn tuyệt vời của con người, ngay cả khi nhận thức điều đó trong đầu, đôi khi bệnh nhân vẫn bị rối loạn trong thói quen ăn uống như “muốn ăn đồ ăn có dầu mỡ!”, “muốn ăn đến no căng bụng”. Để giải quyết vấn đề này, đôi khi có thể thử tạo “ngày đặc biệt để ăn đồ bản thân thích”.

Dù bằng cách nào, do đây là “điều trị” bằng chế độ ăn uống nên vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ phụ trách.

Vận động

Liệu pháp vận động là một phương pháp điều trị thúc đẩy glucose trong máu được đưa vào tế bào để trở thành năng lượng và làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc vận động. Tuy nhiên, trong điều trị tiểu đường, không phải loại vận động nào cũng tốt, nhưng nhìn chung thì tập thể dục nhịp điệu vừa phải với mức độ cảm thấy “hơi khó khăn…” và rèn luyện cơ bắp dường như hiệu quả hơn vận động nặng như thi đấu của vận động viên thể thao,.

Ngoài ra, khi bệnh nhân bắt đầu tăng cường vận động nặng nhưng bỏ cuộc giữa chừng do cảm thấy khó hoặc làm tổn thương cơ thể thì việc tập tăng cường cũng không mang lại hiệu quả gì. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phụ trách trước và lập một chương trình tập luyện ổn định, hiệu quả và phù hợp với khả năng của bản thân.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc là một phương pháp điều trị kiểm soát lượng đường trong máu trong phạm vi bình thường với sự hỗ trợ của thuốc. Có hai phương pháp chính của việc điều trị bằng thuốc là “tiêm insulin” và “uống thuốc hạ đường huyết”, mỗi phương pháp có cách tiến hành khác nhau.

Như đã đề cập trước đó, bệnh tiểu đường là một căn bệnh do lượng đường trong máu tăng lên khi tuyến tụy không tiết insulin hoặc lượng insulin tiết ra bị giảm.

Về cơ bản, có vẻ như điều trị bằng loại thuốc nào phụ thuộc vào “lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy”. Thông thường, trường hợp lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy rất thấp/gần như không có, biện pháp tiêm insulin được áp dụng, trường hợp việc tiết insulin từ tuyến tuỵ được duy trì ở một mức độ nào đó, biện pháp “uống thuốc hạ đường huyết” được áp dụng.

Bệnh tiểu đường thường được ví là “bệnh nhà giàu” bởi thời gian điều trị lâu dài và chi phí điều trị vô cùng tốn kém. Tuy nhiên chi phí điều trị bệnh tiểu đường khác nhau tùy thuộc vào sự tiến triển của bệnh và tình trạng của bệnh nhân.

Bài viết này đã giới thiệu khái quát về triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, phương pháp điều trị, chi phí điều trị,…của bệnh tiểu đường nói chung. Sau khi đọc xong bài viết, hy vọng mọi người đã có thể hình dung rõ hơn về bệnh tiểu đường nói chung.

ĐÃ CÓ THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN ĐƯỢC MỆNH DANH DƯỢC LIỆU VÀNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

Và BỆNH TIỂU ĐƯỜNG/ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ KHỎI HOÀN TOÀN BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA

0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh)

0913 82 60 68 (con trai Trịnh Thế Anh)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha