HÉ LỘ 7+ DẤU HIỆU BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN NÊN BIẾT ĐỂ PHÒNG TRÁNH

Đừng bao giờ chủ quan với DẤU HIỆU BỆNH TIỂU ĐƯỜNG vì có thể chính căn bệnh này sẽ tước đi sự sống của bạn và người thân

Ngày đăng: 29-09-2019

829 lượt xem

Bệnh tiểu đường là loại bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu hiện là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, do các tế bào không thể hấp thụ đường, thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Bệnh này khá khó phát hiện trong thời gian đầu, chỉ khi có dấu hiệu nặng thì bệnh nhân mới biết đến nó.
Nhiều người bệnh thường lo lắng “ bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?”
Bản thân bệnh tiểu đường không gây nguy hiểm tức thời nhưng biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra thực sự đáng lo ngại.

Hậu quả của biến chứng tiểu đường gây ra chính là làm suy giảm chức năng thận, tổn thương tim và mạch máu, giảm trí nhớ, gây xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ, gây rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, tàn phế, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 70-80% người bị chết do biến chứng tim mạch và các triệu chứng kèm theo.
Số người tiểu đường mắc tim mạch và tử vong cao gấp 2-3 lần người bình thường, tỷ lệ mù lòa do tiểu đường cao hơn người bình thường 10-23, tỷ lệ hoại tử phải cắt cụt tay chân, cao hơn người thường 20 lần.

Tỉ lệ người tử vong có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường đứng hàng đầu chỉ thấp hơn bệnh tim mạch, mạch máu não và ung thư.

Vậy đâu là DẤU HIỆU BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để bạn có thể phòng tránh?

- Khát nước và tiểu tiện thường xuyên: Khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất dịch được kéo từ các mô. Điều này gây khát nước và tiểu tiện nhiều hơn bình thường.

- Hay bị đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.

- Giảm cân không rõ nguyên nhân: cơ thể không thể xử lý được calories trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.

- Mệt mỏi: Cơ thể giảm hoặc không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng, kết quả cơ thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

- Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu quá cao, dịch có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực.

- Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên: nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường, các vết thương trở nên chậm lành và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn

- Da tối màu: rối loạn sắc tố da là một dấu hiệu của sự đề kháng insulin.
Bệnh tiểu đường thường có mấy loại và đâu là Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường?
Tiểu đường thường được chia làm 3 loại chính:
- Tiểu đường Tuýp 1 (loại 1):

Do tụy tạng không thể tiết ra được insulin làm cho cơ thể bị thiếu insulin nên lượng đường không thể đến được các tế bào dẫn đến bị ứ đọng trong máu gây ra hiện tượng lượng đường trong máu tăng cao, thường xuất hiện ở trẻ em và những người trẻ tuổi
- Tiểu đường tuýp 2 (loại 2):

Với loại tiểu đường tuýp 2 thì tụy tạng vẫn tiết ra insulin nhưng các tế bào lại kháng insulin vì vậy mà tế bào không hấp thụ đường trong máu được gây ra hiện tượng đường trong máu cao, thường chỉ xảy ra ở người lớn tuổi.
- Tiểu đường do thai kỳ:

Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén,phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.Khoảng 2-5% tổng số thai phụ bị tiểu đường trước khi sinh.Sau khi sinh bệnh tiểu đường sẽ được khắc phục hoặc thuyên giảm.Tuy nhiên vẫn còn 20-50% số thai phụ sau khi sinh vẫn còn bị tiểu đường và phát triển thành Tuýp 2 (loại 2)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là
1. Yếu tố di truyền

Một số lượng lớn bệnh nhân tiểu đường thường được gây ra bởi các yếu tố di truyền, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

2. Thói quen xấu và các yếu tố khác

- Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý

- Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin.

- ít vận động.

- Chịu áp lực công việc lớn, căng thẳng thần kinh kéo dài.

- người có thai lớn

- Những người đã từng mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai

Cùng với các dấu hiệu của bệnh để bạn dễ nhận biết thì đối với người bị tiểu đường cần có các chế độ ăn kiêng đặc biệt giúp tình trạng này cải thiện hơn.

Người bệnh tiểu đường nên ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no, không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

dong+y+trinh+gia+chua+benh+tieu+duong

Dưới đây là những thực phẩm, đồ uống bạn nên kiêng nếu mắc phải căn bệnh này

-  Những thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn, cùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.

- Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

  • Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên kiêng các loại sữa chế biến, còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
  • Nên kiêng lượng cơm hằng ngày, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích quy, trái cây ngọt, trứng
  • Không ăn đồ mặn và hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LIÊN HỆ TƯ VẤN

0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh)

0913 82 60 68 (Con Trai: Trịnh Thế Anh)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha