Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân bị nghiện rượu bia dẫn tới loạn thần phải nhập viện điều trị ngày càng tăng lên.
Ngày đăng: 30-07-2019
1,286 lượt xem
Vì sao lạm dụng rượu dễ gây ra các rối loạn tâm thần
Lạm dụng rượu có thể gây ra nhiều tác động trực tiếp và cả gián tiếp đến não bộ và hệ thần kinh. Là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn tâm thần đối với người sử dụng.
Trong đó thường gặp nhất là hội chứng Wernicke-Korsakoff (WKS). Hội chứng này được phân thành 2 dạng là bệnh não Wernicke và rối loạn tâm thần Korsakoff.
Lạm dụng rượu rất dễ gây ra các rối loạn tâm thần
Bệnh não Wernicke gây ra các triệu chứng như lú lẫn, giảm phối hợp vận động các cơ, liệt mặt. Rối loạn tâm thần Korsakoff là một hội chứng mãn tính (thường tiến triển từ bệnh não Wernicke nếu không được điều trị) thường gây ra mất trí nhớ, hay quên, giảm phối hợp vận động, đi lại khó khăn.
Bên cạnh đó, chứng nghiện rượu mãn tính thường dẫn đến biến đổi nhân cách, sa sút tâm thần. Người bệnh trở nên ích kỷ hung dữ ác độc, đánh đập hành hạ vợ con. Sống thiếu trách nhiệm với gia đình tiêu xài phung phí, thờ ơ với công việc, giảm năng suất làm việc.
Việc lạm dụng quá nhiều rượu sẽ khiến con người mắc bệnh thoái hóa tiểu não. Đây là bệnh do các tế bào nơron ở tiểu não bị hủy hoại và chết do tác động của rượu. Tiểu não là một phần của não bộ kiểm soát chức năng phối hợp vận động và giữ thăng bằng. Các triệu chứng bao gồm đi không vững, run rẩy, chuyển động giật của cánh tay và chân, rung giật nhãn cầu,….
Tương tự, hội chứng cai rượu cấp tính cũng là bệnh xảy ra khi một người đang tiêu thụ quá nhiều rượu trong một khoảng thời gian dài bỗng dưng ngừng uống rượu đột ngột. Các triệu chứng có thể kéo dài tới hàng tuần lễ như: lo lắng, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, run, gặp ác mộng, đau đầu, vã mồ hôi,... Hậu quả nghiêm trọng nhất là chứng cuồng sảng rượu cấp (delirium tremens), có thể gây lú lẫn, ảo giác, sốt, tăng thân nhiệt và co giật.
Nên hạn chế uống rượu để tránh các rối loạn tâm thần
Các chuyên gia cho biết, khi chất cồn vào cơ thể, nếu vượt quá mức cho phép dù chỉ rất ít cũng sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe thể chất và tâm thần. Cồn tác động rất lớn đến bộ não, ngay cả khi chỉ cần uống một lượng với nồng độ khoảng 0,25% trong máu, tương đương với 0,3 lít bia hoặc 100ml rượu vang.
Giai đoạn nặng cấp tính có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh cần thiết phải được cấp cứu tại bệnh viện có đầy đủ phương tiện với sự hỗ trợ chuyên khoa tâm thần nếu có rối loạn tâm thần kèm theo.
Mọi trường hợp cấp cứu tâm thần như có hành vi tự sát, hành vi nguy hiểm khác như giết người...buộc phải nhập bệnh viện chuyên khoa tâm thần để điều trị. Song song là việc điều chỉnh các rối loạn, các bệnh lý khác do việc lạm dụng quá nhiều rượu gây ra.
Việc ngưng rượu hoàn toàn trong giai đoạn cấp tính là điều bắt buộc. Trong giai đoạn điều trị ngoại trú, việc bỏ rượu là cực kì khó khăn đòi hỏi nhiều nỗ lực của cá nhân người nghiện rượu. Sự động viên, nâng đỡ, an ủi, tạo việc làm của gia đình và xã hội sẽ tạo điều kiện cho người nghiện rượu vượt qua chính mình tái hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu quá nhiều gây ra, gia đình nên tham khảo thêm các vị thuốc điều trị bệnh tâm thần từ Đông y để giảm bớt kích động ở người bệnh, trấn an tinh thần, cân bằng tâm lý, mà không phải lo lắng về tác dụng phụ như các thuốc Tây y điều trị tâm thần.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn