Có không ít người mắc chứng ngược đãi bản thân bằng cách dùng vật sắc nhọn cắt, rạch da, tự gây’’đau’’ cho chính mình nhằm tìm cảm giác nhẹ nhõm, ổn định tinh thần.
Ngày đăng: 23-08-2017
2,174 lượt xem
Nguyên nhân gây ra hội chứng ngược đãi bản thân
- Sang chấn tâm lý là nguyên nhân chủ yếu của hội chứng này, vì thế người bệnh phải bị stress mạnh hoặc không mạnh nhưng kéo dài tác động. Sang chấn bao gồm nhiều vấn đề trong đời sống, xã hội gây ra sự bất mãn bản thân do mâu thuẫn giữa mong muốn và được đáp ứng.
Bệnh nhân bị sang chấn tâm lí dễ mắc chứng tự ngược đãi bản thân
- Trên nền sang chấn, xuất hiện hành vi tự gây tổn hại và thường thấy nhất là cắt tay, cổ tay hoặc đùi, bụng với những nhát sắc gọn, nông nhưng đủ chảy máu và không nguy hại tính mạng. Có người đốt da bằng đầu thuốc lá hoặc diêm đang cháy, nhổ tóc, nhổ lông mày, cào cấu rách da hoặc nhịn ăn...
Triệu chứng đặc trưng nhất là sau mỗi lần làm tổn hại bản thân, bệnh nhân thấy tâm trạng nhẹ nhõm hơn, bớt đi một phần gánh nặng trong lòng, vì thế có xu thế tái diễn hành vi để giải tỏa ức chế.
Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế chứng ngược đãi bản thân
Hiện nay, nhiều trẻ em và vị thành niên mắc chứng này vì nhà trường nặng về giáo dục tri thức, ý thức kỷ luật, cha mẹ hầu hết dùng quyền giáo dục con theo ý mình, hệ quả là sở thích, đam mê của nhiều trẻ em và vị thành niên bị hạn chế. Trẻ em và vị thành niên có nét nhân cách dễ bị tổn thương với những suy nghĩ lệch lạc dễ mắc chứng này.
Những đứa trẻ này sau nhiều năm muốn gì được nấy sẽ hình thành nhân cách yếu (dễ bị tổn thương). Khi gặp chuyện không toại nguyện, bệnh nhân bị cảm xúc thất vọng nặng nề, tức giận quá mức, lo sợ cao độ... chi phối và hậu quả là lý trí bị lấn át, không phân biệt được phải trái, đúng sai, là nguyên nhân của những hành vi khóc lóc, gào thét, đập phá, giãy giụa; tính ám thị tăng cao.
Việc ngược đãi bản thân đem lại khoái cảm cho bệnh nhân
Ngày nay, công nghệ số với rất nhiều phương tiện và cả người lớn lẫn trẻ em đều “nghiện”. Không ít gia đình ban ngày đi làm, đi học, tối về mỗi người một góc, cha mẹ thì facebook, zalo, con cái thì điện thoại, máy tính bảng và giao tiếp trực tiếp giữa những người trong một mái nhà chỉ còn tối thiểu...
Khi trẻ cho rằng chúng thiếu thốn tình cảm gia đình, nhất là những trẻ có nhận thức lệch lạc thường dễ mắc chứng tự ngược đãi bản thân. Đơn giản là trẻ thấy mình bị bỏ rơi và trẻ con không phải người lớn thu nhỏ lại, vì thế với một tâm hồn thơ dại, cảm xúc trống rỗng dẫn đến chán chường, tức giận, bất mãn… là khó tránh khỏi.
Nắm được những vấn đề này mới có thể phân tích cho trẻ hiểu những nhu cầu, sở thích, đam mê đó có phù hợp với thực tế cuộc sống, đúng hay sai theo một khía cạnh nào từ đó mới uốn nắn được những tâm lý lệch lạc, giúp trẻ sống đúng với tuổi thơ của mình.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn