Hoang tưởng, ảo giác, rối loạn tâm thần là những bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, nhưng đều có điểm chung là những người mắc bệnh đều có đời sống tinh thần sa sút trầm trọng. Do đó, để giữ cho sức khỏe tinh thần lành mạnh là điều hết sức cần thiết.
Ngày đăng: 04-03-2018
2,347 lượt xem
1. Chấp nhận điều mà bạn kiểm soát được và điều bạn không kiểm soát được
Bạn nên hiểu rằng có nhiều việc mà ngoài tầm kiểm soát của bạn. Việc muốn kiểm soát mọi thứ là dấu hiệu điển hình của tình trạng lo lắng kéo dài và hiện hữu cảm giác mất an toàn.
Bạn có thể xử trí khác nhau giữa điều mà bạn có thể kiểm soát và điều bạn không thể kiểm soát. Đưa ra phương án tập trung từ những thứ mà bạn không kiểm soát được sẽ cho kết quả tốt hơn, giúp khám phá lựa chọn mới, cơ hội mới.
2. Hướng đến sức khỏe tinh thần của bản thân
Thay vì tập trung vào điều mà bạn không thể kiểm soát hoặc có mục đích to lớn hoặc xáo trộn mục tiêu, bạn sống đơn giản vì sức khỏe bản thân và vì sự nhận thức cao nhất có thể.
Bạn nên hòa nhập với mọi người xung quanh thay vì sống cô lập bản thân
Bạn không cố thay đổi mọi người xung quanh bạn theo sở thích của bạn. Bạn không lo lắng về hàng xóm đang nghĩ gì hoặc bàn tán sau lưng bạn ra sao. Bạn không gây hấn với người trên mạng xã hội. Bạn chủ động tạo ra cuộc sống tốt hơn cho bạn và không gây sự với một ai khác, bắt đầu cuộc sống của chính mình và sống theo ý mình sẽ tạo cho bạn sự thoải mát nhất.
3. Không cảm thấy mình được cho đặc quyền
Bạn chấp nhận không ai nợ bạn một thứ gì. Trên thực tế, mọi người cũng không quan tâm về bạn. Nếu bạn muốn thừ gì đó, bạn phải hành động để đạt được. Bạn cũng chấp nhận rằng thỉnh thoảng cuộc sống không công bằng và không phải mọi người đều bắt đầu giống nhau, bao gồm bạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn phải xử sự không công bằng với người khác.
4. Giúp đỡ người khác hết mình
Người có sức khỏe tâm thần khỏe mạnh thì rất biết xem xét và hay giúp đỡ. Tuy nhiên, với họ cho đi và giúp đỡ người khác là một hành động thể hiện sự tử tế, không phải là một nghĩa vụ.
Giúp đỡ người khác là bài học để bạn rèn luyện sức khỏe tinh thần của bản thân
Bạn giúp người khác và quan tâm họ, nhưng bạn không cảm thấy bạn phải chịu trách nhiệm cho sức khoẻ của họ, giống như người khác không chịu trách nhiệm với bạn.
5. Nên tạo ra nhiều mối quan hệ tốt
Nền tảng của mối quan hệ tốt là những ranh giới. Bạn đối xử công bằng với người khác, nghĩa là bạn yêu và tôn trọng họ và không lãng phí công sức cho những người không đáng hoặc chịu đựng hành vi quấy rầy của họ.
Nếu bạn vượt qua những điều không tốt, bạn nên đưa ra quyết định về việc đó thay vì phản ứng lại hoặc chủ động chấp nhận nó. Việc tạo ra nhiều mối qua hệ tốt giúp bạn giải tỏa những tâm sự của bản thân và nhận lại những lời khuyên chân thành nhất.
6. Đừng nên cố làm hài lòng mọi người
Sự thật là bất kể bạn là ai và bạn làm gì, sẽ có những người không thích bạn và người bạn không thích. Người có sức khỏe tâm thần khỏe mạnh không gây hấn hoặc không tiếp xúc với người khác nhưng họ chấp nhận quy luật chọn lọc trong xã hội là không thể tránh khỏi. Do đó, hãy làm những điều bản thân thấy thoải mái thay vì cố làm hài lòng tất cả mọi người.
7. Học cách nói “không”
Người có sức khỏe tâm thần khỏe mạnh nên biết khi nào nói “không”. Họ cần biết đâu là ranh giới để có những hành động đúng đắn.
Tóm lại, những gợi ý trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều nếu bạn muốn giữ cho bản thân có được tinh thần lành mạnh, tránh những rối loạn tâm thần không đáng có.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn