Ở người cao tuổi, trầm cảm thường có biểu hiện bằng sự lo lắng thái quá về sức khỏe. Nếu không có biện pháp xử trí kịp thời bệnh có thể diễn tiến thành Alzheimer và các hình thức hoang tưởng ảo giác khác.
Ngày đăng: 06-03-2018
1,586 lượt xem
Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi là gì?
Căn bệnh trầm cảm có thể gặp ở nhiều lứa tuổi tuy nhiên tỷ lệ mắc ở người cao tuổi khá cao. Bởi theo thời gian, người cao tuổi thường có những thoái hóa về tâm sinh lý.
Bên cạnh đó, những thay đổi về cuộc sống, tác động tâm lý như về hưu, gia đình ly tán, con cái hư hỏng,…gây ảnh hưởng tới tinh thần, làm mất nhận thức về không gian, dẫn đến rối loạn trí nhớ, hoang tưởng ảo giác.
Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi dễ dẫn đến chứng hoang tưởng ảo giác
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Một số nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm ở người cao tuổi như:
- Trầm cảm do bị stress với nhiều lý do như bạn đời chết, cô đơn, xung đột nặng nề trong gia đình mà không giải quyết được, không hòa hợp giữa các thế hệ chung sống dưới một mái nhà, vật chất quá khó khăn, thay đổi nơi ở, bị cách li…
- Trầm cảm thứ phát do lạm dụng nghiện bia rượu…
- Trầm cảm do tác dụng phụ của các thuốc điều trị nhiều bệnh nội khoa khác, thuốc điều trị bệnh tim mạch, tăng huyết áp…
- Trầm cảm cũng có thể xảy ra sau các bệnh cơ thể nặng chẳng hạn tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, đái tháo đường;
- Trầm cảm trong các bệnh nội sinh có từ trước chẳng hạn như trầm cảm tái phát, trầm cảm trong bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm thoái triển… Phát sinh theo chu kì hay tăng lên khi gặp stress.
Những triệu chứng của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Về cảm xúc: Người bệnh thường có cảm giác buồn chán, các nếp nhăn ở mũi má hằn sâu trông già hơn so với tuổi, ánh mắt u tối thoảng thốt lo lắng. Bệnh nhân thường ngồi trầm tư suy nghĩ, cảm xúc dễ mủi lòng, khóc lóc than vãn, đôi khi giận dữ bùng nổ nhưng sau đó lại trở lại tình trạng ủ rũ nhanh chóng.
Về tư duy: Suy nghĩ chậm chạp, nội dung đơn điệu, thường nghiền ngẫm các chuyện không vui trong quá khứ, hiện tại,... Hay có những ý nghĩ bi quan như sợ chết, sợ bệnh nặng không chữa khỏi, cảm thấy giá trị của bản thân bị suy giảm, không xứng đáng được sống, được ăn, tự cho mình là gánh nặng cho con cháu, sợ đói, sợ khổ, sợ tai họa, có ý tưởng tự sát,…
Về hành vi: Hoạt động chậm chạp, cơ thể nhanh mệt khi gắng sức, lưng còng xuống, không quan tâm đến các sở thích hàng ngày như xem tivi sách báo. Thậm chí, có khi nằm nhiều, ăn ít, ăn không ngon, không quan tâm đến việc vệ sinh cá nhân, săn sóc cơ thể, ăn mặc lôi thôi, ngại tắm rửa, sợ lạnh,
Ngoài ra người bệnh còn thường có các biểu hiện khác như cơ thể gầy sút nhanh do chán ăn. Các rối loạn giấc ngủ thường xảy ra với những biểu hiện như ngủ ít, mơ thấy người nhà như bố mẹ, ông bà bạn bè đã mất hiện về nên luôn có ám ảnh về cái chết, lo chết mà không ai biết nên luôn muốn có người thân ở bên cạnh mình.
Nếu không điều trị kịp thời bệnh trầm cảm ở người cao tuổi dễ dẫn đến mất trí
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể hay quên, nhầm lẫn các đồ vật giống như mất trí. Một số lại có các biểu hiện như cho đi các đồ vật có giá trị, hay làm lại chúc thư,…
Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tâm thần củangười bệnh. Vì vậy, người thân cần theo dõi để phát hiện sớm và thường xuyên ở bên động viên, chia sẻ để tránh những ảnh hưởng xấu tới người bệnh.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn