Từ A-Z những thông tin không thể bỏ qua khi mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh lý mạn tính, biểu hiện bằng việc lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngày đăng: 02-07-2020

893 lượt xem

Khái niệm chung về bệnh tiểu đường

Tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường huyết (glucose). Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết cho các tế bào cấu tạo nên cơ và mô. Nó cũng là nguồn năng lượng chính để cho não có thể hoạt động.

Nguyên nhân cơ bản gây bệnh rất đa dạng, tùy thuộc là loại tiểu đường mắc phải. Tuy nhiên, dù mắc loại tiểu đường nào thì bệnh vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Lượng đường huyết trong máu cao là biểu hiện của bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 1: Còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên, loại này xảy ra khi tuyến tụy không tự sản xuất được insulin. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 phụ thuộc vào insulin suốt đời, có nghĩa là họ phải dùng insulin nhân tạo hàng ngày để sống.

Cho đến nay các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường type 1 nhưng họ khẳng định rằng trong hầu hết những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 hệ thống miễn dịch thường chống vi khuẩn và vi rút có hại đã tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy, dẫn đến cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sản xuất insulin. Vì vậy bệnh tiểu đường type 1 còn có một cái tên khác là bệnh tiểu đường tự miễn.

Do cơ thể tiếp xúc với một loại virus nào đó có thể là : virus Epstein-Barr, coxsackievirus, virus quai bị hoặc cytomegalovirus có thể phá hủy các tế bào tiểu đảo, hoặc các vi rút trực tiếp có thể lây nhiễm các tế bào tiểu đảo.

Những nguyên nhân gây tiểu đường type 1 còn bao gồm mắc các bệnh khác như xơ nang ảnh hưởng đến tuyến tụy, phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy, và chứng viêm (sưng, kích thích) tuyến tụy nặng cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường bằng cách gây tổn thương đến tụy

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể có liên quan đến gene di truyền.Trong gia đình, nếu bố mẹ đều có tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 1 thì khả năng di truyền cho con là 30%. Nếu chỉ bố bị tiểu đường thì khả năng con bị di truyền là khoảng 6%, còn chỉ duy nhất mẹ thì tỷ lệ di truyền là 4% và 1% khi người phụ nữ trên 25 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Có đến 85% người bị bệnh tiểu đường nằm trong loại bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2 là cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để vận chuyển glucose vào tế bào.

Không giống như tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể tạo ra insulin nhưng các tế bào trong cơ thể không phản ứng với nó hiệu quả. Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất, và nó có liên quan mạnh mẽ với béo phì .

Bệnh tiểu đường tuýp 2 bắt nguồn từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và lối sống. Một số nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kể đến như:

- Thừa cân hoặc béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người béo phì trong cơ thể cuất hiện chất kháng insulin làm cho các tế bào chống lại tác động của insulin lên lượng đường trong máu

- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống dư thừa chất béo, dư thừa tinh bột khiến cho tuyến tụy phải làm việc hết công suất, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng.

- Lười vận động: Khi bạn dung nạp nhiều năng lượng mà không chịu vận động thì tuyến tụy phải sản xuất insulin nhiều hơn để đưa glucose vào tế bào, chuyển hóa thành năng lượng. Nếu làm việc quá tải sẽ khiến tuyến tụy bị suy yếu, dần dần mất khả năng sản xuất insulin.

- Stress: Tình trạng stress kéo dài cũng có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị về thần kinh, nhất là do stress tâm lý có thể là yếu tố nguy cơ tiểu đường.

- Gen di truyền: Cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1 tiền sử gia đình và gen cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ

Loại này xảy ra ở phụ nữ khi mang thai khi cơ thể có thể trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin. Bệnh tiểu đường thai kỳ không xảy ra ở tất cả phụ nữ và thường hết sau khi sinh. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn còn nhiều rủi ro phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu đã từng mắc tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Nhau thai sản xuất hormone làm cho các tế bào của bà bầu ít nhạy cảm hơn với tác dụng của insulin. Điều này có thể gây ra lượng đường trong máu cao khi mang thai.

Ngoài ra, khi mang thai, cơ thể bổ sung khá nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải khi nào tuyến tụy cũng hoạt động hiệu quả, sản xuất một lượng insulin vừa đủ và kịp thời để đáp ứng lượng glucose cần được chuyển hóa. Phụ nữ thừa cân khi mang thai hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Ai dễ mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên (những người độ tuổi dưới 30), những người có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh này hoặc mang một số gen nhất định có liên quan đến căn bệnh này.

Và đây là lý do bệnh tiểu đường tuýp 1 có tên gọi khác là “tiểu đường vị thành niên”. Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng từ 5%- 10% số người mắc bệnh tiểu đường hiện nay.

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở những người trưởng thành (trên 40 tuổi). Độ tuổi dễ mắc tiểu đường tuýp 2 nhiều nhất là từ 45 đến 64 tuổi. Những người thừa cân, béo phì, lười vận động, huyết áp cao, cholesterol cao, hoặc triglycerides cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, bệnh đang có nguy cơ trẻ hóa.

Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp ở những bà mẹ trên 35 tuổi, đã mang thai nhiều lần, xuất hiện tình trạng béo phì trước và trong thời gian mang bầu.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tăng nếu bạn:

- Bị thừa cân, béo phì trước thời gian mang bầu

- Mang thai trên 35 tuổi

- Đã mang thai nhiều lần và có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ

- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2

- Có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

- Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Biến chứng mạn tính do tiểu đường xảy ra như một phần tất yếu trong quá trình phát triển của bệnh, đặc biệt ở những người không kiểm soát tốt đường huyết. Stress oxy hóa và viêm mạn tính được cho là tác nhân chính làm hư hại hệ thống mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, từ đó sinh biến chứng. 

Bệnh tiểu đường dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Biến chứng mắt do tiểu đường

Đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ thống mao mạch ở mắt, gây bệnh võng mạc tiểu đường. Dần dần, bạn sẽ bị suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.

Cách phòng ngừa: Kiểm soát tốt đường huyết, khám mắt tối thiểu mỗi năm một lần. Nếu thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hay có cảm giác ruồi bay trước mắt, ấn vào quầng mắt thấy đau, nhức... bạn phải ngay lập tức đi khám để điều trị kịp thời.

Các vấn đề về tim mạch

Theo thống kê, trên 65% số ca tử vong ở người bị tiểu đường là do bệnh tim và đột quỵ. Sự xuất hiện và tiến triển của các bệnh về tim mạch là hệ lụy khó tránh khỏi với bệnh nhân tiểu đường. Họ dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.

Cách phòng ngừa: Kiểm soát tốt các chỉ số đường máu, mỡ máu và huyết áp trong giới hạn cho phép cùng với chế độ ăn, tập luyện khoa học.

Bệnh thần kinh tiểu đường

Là biến chứng phổ biến và thường xuất hiện sớm nhất ở người mắc đái tháo đường, bao gồm: Ảnh hưởng đến những dây thần kinh: cảm nhận được cảm giác như đau, nóng hoặc tiếp xúc và thần kinh kiểm soát vận động, di chuyển cơ bắp.

Bệnh thận do tiểu đường

Lượng đường trong máu cao gây tổn thương tới hàng triệu vi mạch (mạch máu nhỏ) tại thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.

Cách phòng ngừa: Duy trì đường huyết, huyết áp về ngưỡng bình thường, kết hợp với chế độ ăn giảm muối, giảm đạm. Ít nhất mỗi năm 1 lần, bệnh nhân đái tháo đường type 2 và bệnh nhân ĐTĐ type 1 bị bệnh trên 5 năm nên làm xét nghiệm micro aIbumin trong nước tiểu để phát hiện sớm các tổn thương ở thận.

Biến chứng nhiễm trùng của tiểu đường

Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, rất dễ bị nhiễm trùng, như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền… Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.

Cách phòng ngừa: Kiểm soát đường huyết trong giới hạn, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là một số vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, sinh dục hay tiết niệu.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng như: sốt; dịch âm đạo có mùi khó chịu; đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, có máu hay mùi hôi. Hoặc khi có các vết thương hay xây xước nhỏ lâu lành... bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ.

Ngoài các biến chứng kể trên, đường huyết tăng cao còn có thể làm tổn thương tới rất nhiều cơ quan khác như cơ xương khớp, não bộ (suy giảm trí nhớ) hay các bệnh về da…

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả

Ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Kiểm soát cân nặng

Béo phì, thừa cân là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Việc giảm trọng lượng cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể. Theo số liệu chứng mình, chỉ cần giảm được 5% số cân nặng ở những người béo phì là có thể giảm tới 70% nguy cơ bị tiểu đường. Vì thế, hãy kiểm soát cân nặng bằng việc lập một chế độ ăn uống điều độ và kiểm soát lượng tiêu thụ calo mỗi ngày để tránh bị thừa cân.

Luyện tập thể thao hàng ngày

Luyện tập thể thao hàng ngày không chỉ giúp giảm cân mà còn có thể làm cho cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái hơn hơn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Phần Lan đã chứng minh rằng, những người dành 4 tiếng một tuần để vận động, đi bộ, tập thể dục (35 phút/ngày) có thể giảm nguy cơ bị đái tháo đường tới 80%. Đi bộ, các bài tập yoga, thái cực quyền, các bài tập thở sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hiệu quả.

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý

Theo nghiên cứu của Đại học Yale, Mỹ đối với 1.709 nam giới đã phát hiện những ai ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp hai lần người bình thường. Ngủ không đủ giấc, nghỉ ngơi không hợp lý sẽ làm cho hệ thống thần kinh bị rối loạn và gây tác động tới hormone kiểm soát lượng đường huyết.

Để có được giấc ngủ ngon bạn cần tránh uống cà phê buổi tối, xem tivi quá khuya, ăn quá no và hãy nghỉ ngơi thoải mái không quan tâm đến công việc. Bên cạnh đó, hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ (nên ngủ trước 23 giờ), để các cơ quan trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, từ đó có thể hoạt động một cách tốt nhất.

Tránh căng thẳng, stress

Stress khiến cơ thể có phản ứng tức thì như: tim đập nhanh hơn, nhịp thở nhanh, dạ dày thắt lại, đặc biệt nếu tế bào ở dạng đề kháng insulin, đường sẽ bị dồn ứ trong máu nên lúc nào cũng ở mức cao. Vì thế, tránh căng thẳng là một liệu pháp quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Ăn nhiều rau củ trái cây tươi là một trong những phương pháp phòng bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Chất xơ từ rau củ trái cây có tác dụng làm chậm quá trình phân hủy của carbohydrate cũng như hấp thụ đường vào máu. Vì vậy bạn cần bổ sung đầy đủ chất xơ trong khẩu phần ăn cũng như hạn chế khối lượng tinh bột nạp vào cơ thể.

Tăng cường ăn rau, giảm chất kích thích như rượu, bia, cà phê vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ lại ảnh hưởng đến cả giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, cần hạn chế món thịt đỏ và thức ăn qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói bởi hàm lượng cholesterol trong các loại thực phẩm này cao là yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường.

Xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường sẽ giúp chúng ta có những biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tránh những nguy hiểm về sau.

<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG

Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

Chúng tôi có 2 cơ sở:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngoài 2 địa chỉ này chúng tôi tạm thời chưa có địa chỉ nào khác. Nếu có địa chỉ nào khác thì chỉ là mạo danh ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha