Nguy cơ biến chứng từ cảnh báo nóng rát bàn tay và bàn chân ở người tiểu đường

Dấu hiệu nóng rát bàn tay và bàn chân là cảnh báo sớm của biến chứng thần kinh ở người tiểu đường dẫn đến nguy cơ bị đoạn chi rất cao.

Ngày đăng: 07-06-2020

1,095 lượt xem

Vì sao người tiểu đường bị nóng rát bàn tay và bàn chân?

Nhiều người tiểu đường gặp phải dấu hiệu nóng rát, tê bì, châm chích ở bàn tay và bàn chân, đó là dấu hiệu cảnh báo biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường. Mặc dù biến chứng này hiếm khi gây tử vong nhưng lại là thủ phạm cướp đi đôi chân của người tiểu đường.

Nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng đường huyết tăng cao gây tắc hẹp các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh, đồng thời sinh ra các “chất thải” gây độc cho hệ thần kinh. Hậu quả là các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn và dẫn đến các biểu hiện nóng, rát bàn tay và chân.

Nóng rát tay chân ở bệnh tiểu đường là cảnh báo biến chứng nguy hiểm

Cách cải thiện biến chứng thần kinh gây nóng rát tay chân

Theo thống kê, có tới 70% người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh với nguy cơ cắt cụt chi và tàn phế. Nguy hiểm hơn, một số người tiểu đường đã bị biến chứng này ngay từ khi mới phát hiện bệnh mà không biết. Chính vì vậy, bạn cần biết đâu là dấu hiệu của biến chứng thần kinh để điều trị kịp thời nhằm tránh đoạn chi:

- Tê bì chân tay: cảm giác như kiến bò, ê buốt, chuột rút, tê mỏi.

- Nóng rát bàn tay, bàn chân: cảm giác lòng bàn tay, bàn chân nóng và đau rát như bị bỏng.

- Dấu hiệu bất thường ở da: đau như kim châm hoặc đau như dao cắt.

- Mất cảm giác bàn chân: không cảm nhận được nhiệt độ nóng, lạnh, đau đớn.

Ngay cả khi chưa có những dấu hiệu trên, bạn vẫn có thể phát hiện sớm biến chứng này bằng cách đi khám và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh.

Nguy cơ đoạn chi do biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường

Cải thiện biến chứng thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường

Để cải thiện biến chứng thần kinh do tiểu đường, bạn nên lưu ý tuân thủ điều trị, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống.

Tuân thủ điều trị theo chỉ định

Việc tuân thủ điều trị rất quan trọng, đặc biệt ở những người bệnh phải sử dụng insulin. Bạn nên kiểm tra đường huyết hàng ngày để có mức điều chỉnh liều thuốc phù hợp.

Tập thể dục thường xuyên

Người bệnh tiểu đường cần tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thói quen này giúp bạn giảm nồng độ đường trong máu, cải thiện độ nhạy của insulin và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống:

- Giảm tối đa đồ ngọt và thực phẩm nhiều chất béo: Người bệnh nên giảm tối đa đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có gas, đường… Người bệnh cũng cần tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ như mỡ động vật, da gia cầm, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, phủ tạng động vật…

- Tăng cường rau xanh và hoa quả: Người bệnh nên tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả tươi, tuy nhiên không nên ăn nhiều hoa quả có hàm lượng đường cao.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tìm hiểu thêm về các bài thuốc Đông y điều trị bệnh tiểu đường, giúp hạ đường huyết an toàn, nhanh chóng, phục hồi tổn thương thần kinh, nhờ đó giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng thần kinh do tiểu đường.

<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG

Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

Chúng tôi có 2 cơ sở:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngoài 2 địa chỉ này chúng tôi tạm thời chưa có địa chỉ nào khác. Nếu có địa chỉ nào khác thì chỉ là mạo danh ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha