Khi hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng bị suy yếu gây nên tình trạng rối loạn hormone, tạo điều kiện cho bệnh tâm thần hoang tưởng phát sinh.
Ngày đăng: 06-06-2019
1,160 lượt xem
Vì sao bước vào tuổi mãn kinh thường dễ xuất hiện bệnh hoang tưởng?
Bước vào tuổi mãn kinh ở phụ nữ gặp nhiều sự bất ổn do sự thay đổi và sụt giảm của hormone estrogen. Đây là hormone do hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng tiết ra.
Khi hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng bị suy yếu hay không hoạt động, gây nên tình trạng rối loạn hormone, tạo điều kiện cho bệnh tâm thần hoang tưởng phát sinh.
Ngoài ra, có một số nhân tố thuận lợi khác làm cho bệnh hoang tưởng tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh phát sinh đó là.
- Các nguyên nhân tâm lý
- Nhân tố di truyền (tiền sử gia đình có người bị tâm thần phân liệt)
- Mắc các bệnh tự miễn hoặc viêm
- Dùng thuốc hướng thần (thần kinh hoặc tâm thần) trong độ tuổi thiếu niên và thanh niên.
Tuổi mãn kinh có nhiều yếu tố gây ra bệnh hoang tưởng
Những triệu chứng thường gặp của bệnh tâm thần hoang tưởng ở tuổi mãn kinh
- Ảo tưởng: Ảo tưởng là triệu chứng phố biến nhất của bệnh tâm thần hoang tưởng. Đây là những ý nghĩ sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân lại cho là hoàn toàn đúng, không thể giải thích hay phê phán được.
- Hoang tưởng bị hại: Bệnh nhân luôn nghĩ rằng có người muốn hãm hại mình, có thể là hàng xóm hoặc người thân trong gia đình
- Hoang tưởng tự cao: Bệnh nhân nghĩ rằng mình là người nổi tiếng, giàu có...
- Hoang tưởng bị chi phối: Bệnh nhân nghĩ rằng có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình
Rối loạn suy nghĩ: Biểu hiện bên ngoài của triệu chứng này là lời nói của bệnh nhân khó hiểu, đang nói bỗng đột ngột ngưng lại rồi mới nói tiếp chủ đề cũ hoặc nói sang chuyện khác.
Rối loạn hành vi: Bệnh nhân có các triệu chứng điển hình như đi lang thang, nhặt rác, tích trữ các đồ vật bỏ đi, nói cười một mình.
Rối loạn về cảm xúc: Bệnh nhân có thể có cảm giác 2 chiều vừa yêu vừa ghét hay những cảm xúc trái ngược như người thân thì rất ghét, căm thù nhưng người lạ lại thấy tin tưởng, quý mến; đi đám giỗ thì cười nhưng đi đám cưới lại khóc.
Rối loạn giấc ngủ
Khi mắc bệnh hoang tưởng, một số bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ, ngủ ít hoặc ngủ đảo giấc (ngày thức đêm ngủ). Có những trường hợp mất ngủ dẫn đến không muốn ăn uống hay hoạt động, suốt ngày chỉ ngồi một chỗ.
Bệnh nhân hoang tưởng tuổi tiền mãn kinh thường từ chối điều trị
Bảo vệ sức khỏe tuổi mãn kinh để phòng tránh bệnh tâm thần hoang tưởng
Về tâm sinh lý, cần tạo cho bản thân một môi trường sống vui tươi, thoải mái, xây dựng một kế hoạch làm việc khoa học để tránh xa stress, căng thẳng, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ sức khỏe.
Về chế độ dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Giảm ăn chất béo, đặc biệt là chất béo có nguồn gốc động vật; giảm ăn muối. Không hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích. Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày
Về việc tập luyện, hãy tập luyện thường xuyên thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những phụ nữ vận động thường xuyên sẽ ít phải đối mặt với các triệu chứng tâm thần thời kì mãn kinh hơn so với những phụ nữ khác.
Sử dụng các thuốc điều trị bệnh hoang tưởng từ các vị thuốc thảo mộc tự nhiên: Việc sử dụng các vị thuốc thảo mộc có trong Đông y gia truyền để điều trị bệnh hoang tưởng ở phụ nữ thời tiền mãn kinh là phương pháp được nhiều người dùng vì tính hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn