Các chuyên gia đưa ra lời cảnh báo về nguyên nhân bệnh tiểu đường/ đái tháo đường và cách chữa khỏi bệnh

Bạn sẽ bất ngờ về "thủ phạm" khiến bệnh tiểu đường tăng nhanh đột biến

Ngày đăng: 02-10-2019

972 lượt xem

Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của cuộc sống hiện đại nhưng chính cái hiện đại này lại mang đến những căn bệnh mới và nguy hiểm như bệnh tiểu đường.

Phần lớn người Việt đều khá mơ hồ về bệnh tiểu đường và không biết rõ nguyên nhân, dấu hiệu dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh này ngày càng cao. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như xơ vữa động mạch vành, đau tim, đột quỵ, mờ mắt, mù lòa, nhiễm trùng, bệnh về da, suy thận, suy giảm trí não,...

Vậy bạn đã biết tiểu đường là gì chưa?

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các bộ phận trong cơ thể.

Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng trực tiếp  nguồn “nhiên liệu” này mà phải có sự hỗ trợ của insulin. Hormone này cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.

Khi bạn bị tiểu đường, quá trình trao đổi chất này khiến cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến mất ổn định lượng đường huyết, và dẫn đến bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường được chia thành 3 loại:
- Tiểu đường type 1: Một bệnh tự miễn dịch mà tuyến tụy sản xuất rất ít insulin hoặc không sản xuất insulin.
- Tiểu đường type 2:
Khoảng 90% của tất cả các trường hợp của bệnh tiểu đường là bệnh tiểu đường loại 2. Sự khác biệt giữa bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 là với bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc nếu cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường .
- Tiểu đường thai kỳ:
Trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Có xuất hiện hiện tượng đề kháng insulin.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường:
Dù cơ thể có khỏe mạnh thì cũng không phải bạn sẽ không có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy đừng bỏ qua các dấu hiệu sau để tránh mắc phải căn bệnh này:
- Khát nước thường xuyên: bạn thường xuyên uống nhiều nước, cung cấp lượng nước nhiều hơn so với người bình thường. Uống nhiều loại nước ngọt làm cho nồng độ đường huyết tăng dẫn tới khát vô độ.

- Đi tiểu nhiều lần và nhiều hơn vào ban đêm: Thường xuyên đi tiểu trong ngày và nhiều lần, đặc biệt đi tiểu đêm, điều này làm cho cơ thể cảm thấy khát và uống nhiều nước
- Xuất hiện thâm nám
- Vết thương lâu lành
- Giảm cân không lý do mặc dù ăn rất nhiều
- Tầm nhìn giảm sút: mờ mắt, cảm giác tầm nhìn xa khó khăn
- Viêm nướu

Nguyên nhân nào gây bệnh tiểu đường?
*Tiểu đường type 1:
Tuy chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của tiểu đường type 1 nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch của cơ thể - giúp chống lại vi khuẩn và virus có hại – đã phá hủy nhầm các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.
Yếu tố di truyền và môi trường đóng vai trò chính trong vấn đề này.

  • Khi trẻ có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường type 1, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Chủng tộc:Ở Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường type 1 phổ biến hơn ở trẻ em da trắng không phải gốc Tây Ban Nha so với các chủng tộc khác.
  • Virus: Tình trạng phơi nhiễm với các loại virus khác nhau có thể kích hoạt sự phá hủy tự miễn của các tế bào đảo (insulin) trong cơ thể trẻ.
  • Chế độ ăn uống:  Uống sữa bò sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1, trong khi cho trẻ bú sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ. Thời điểm đưa ngũ cốc vào chế độ ăn của trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 của trẻ.

Những người bị bệnh tiểu đường Type 1 thường là dưới 20 tuổi. Đó là lý do tại sao loại bệnh tiểu đường này còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường trẻ em. Khoảng 15% trong số tất cả bệnh nhân mắc tiểu đường là loại 1.
 

*Tiểu đường type 2:
- Cũng giống như tiểu đường type 1, Tiểu đường type 2 được coi là một bệnh mãn tính có tính chất di truyền
- Lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự xuất hiện của căn bệnh này:
+ Sử dụng các thực phẩm đóng hộp, đồ chiên rán, ít sử dụng rau củ quả, khiến cơ thể thiếu chất xơ, tăng cholesterol, gây nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường.

+ Béo phì
Các tế bào mỡ càng nhiều thì khả năng kiểm soát đường huyết sau khi ăn của insulin càng giảm. Cùng với đó, lớp mỡ xung quanh tụy cũng làm giảm năng lực sản sinh insulin của cơ quan này. Kết hợp 2 yếu tố trên sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường.

+ Lười vận động

Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều dinh dưỡng có thể dẫn đến dư thừa. Dinh dưỡng dư thừa nếu không được đốt cháy qua các hoạt động thể chất thì sẽ tác động xấu đến tuyến tụy.
Lúc đó, tuyến tụy chịu áp lực phải sản xuất insulin nhiều hơn để đưa glucose vào tế bào đi nuôi cơ thể. Dần dần, tình trạng này sẽ làm tụy bị suy yếu, mất dần khả năng sản xuất insulin.

+ Hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích
Khói thuốc, cồn, chất kích thích có thể làm tăng tình trạng đề kháng insulin đồng thời làm giảm sản xuất insulin của tuyến tụy.

Những người sử dụng các loại này có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn 14% so với người không dùng.
+ Hội chứng buồng trứng đa nang( PCOS)

Buồng trứng đa nang một tập hợp các triệu chứng do nội tiết tố nam cao ở phụ nữ bao gồm bất thường hoặc không có kinh nguyệt, kinh nguyệt chảy máu nhiều, nhiều lông trên cơ thể và mặt, mụn trứng cá, đau vùng chậu, gặp khó khăn khi mang thai, và da có mảng dày, sẫm màu hơn. Các bệnh đi kèm bao gồm bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, bệnh tim mạch, rối loạn tâm lý, và ung thư nội mạc tử cung.


Bệnh tiểu đường type 2 thường khởi phát ở những người lớn đã trưởng thành. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang đứng trước nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2
Ngoài ra, một số đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 như:

  • Tuổi cao dẫn đến nguy cơ tăng theo cấp số nhân
  • Phụ nữ mang thai có đường huyết cao (tiểu đường thai kỳ) hoặc những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Người cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao…

*Tiểu đường thai kỳ
Là một tình trạng mà phụ nữ có thể gặp phải được khi họ đang ở trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ (ba tháng giữa thai kỳ). Khoảng 4% của tất cả các phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Trong đó, thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị đái tháo đường... là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ

Không giống như bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, bệnh tiểu đường lúc mang thai sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra, có nhiều khả năng mắc tiểu đường thai kỳ một lần nữa trong lần mang thai tiếp theo và nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau này trong đời.



Để điều trị tiểu đường bạn cần làm gì?

1.Bỏ thuốc lá.

Bệnh nhân tiểu đường có thể gặp bất cứ biến chứng phức tạp sức khỏe nào. Hút thuốc lá làm tăng rủi ro mắc phải các căn bệnh này. Nếu như bạn đang hút thuốc lá – hãy bỏ ngay lập tức. Hãy nhận sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè. Tham khảo ý kiến chuyên gia bác sĩ để nhận sự giúp đỡ và lời khuyên. Bệnh nhân đái tháo đường không được hút thuốc lá!

2.Duy trì cân nặng hợp lý.

Chỉ cần giảm cân từ 5% - 10% cân nặng của bạn, bạn có thể giảm đường huyết và cơ thể dễ dàng kiểm soát nồng độ đường huyết hơn. Các cách đơn giản để giảm cân là giảm khối lượng các bữa ăn. Ăn nhiều các loại rau xanh và hoa quả tươi, giảm ăn các loại thực phẩm không tốt. Tăng cường mức độ hoạt động thân thể.

3.Năng động.

Bạn có thể kiểm soát mức độ đường huyết và giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn bằng cách năng động hơn. Một quy tắc cơ bản là tập thể dục với độ nặng vừa phải ít nhất 30 mỗi ngày. Đi bộ nhanh là một trong những bài tập đơn giản và hiệu quả nhất. Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp từ 2 đến 3 lần mỗi tuần nếu như bạn bị tiểu đường tuýp 2.

4.Một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.

Không có một chế độ dinh dưỡng cụ thể nào dành cho tất cả các bệnh nhân tiểu đường do cơ thể mỗi người không giống nhau và cách mỗi người phản ứng với thực phẩm là khác nhau. Tuy nhiên, có một số hướng dẫn cơ bản về chế độ dinh dưỡng dựa trên nhiều thập kỷ nghiên cứu khoa học mà tất cả bệnh nhân tiểu đường có thể theo một cách dễ dàng.

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, và ít cholesterol. Một trong những quy tắc đơn giản mà hiệu quả để có một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh là: ăn ít nhất 5 bữa hoa quả và rau tương mỗi ngày. Sử dụng ngũ cốc nguyên cám thay vì ngũ cốc đã qua tinh chế. Bổ sung một số dạng protein vào mỗi bữa ăn.

5.Theo một công cụ lên kế hoạch cho bữa ăn mỗi ngày.

Hãy tìm một công cụ lên kế hoạch cho bữa ăn mà hiệu quả với bạn và theo nó mỗi ngày. Không quan trọng phương pháp mà bạn lựa chọn là gì, miễn là bạn kiên nhẫn theo nó. Hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia về tiểu đường, chuyên gia dinh dưỡng để tìm biết thêm thông tin chi tiết.

6.Kiểm tra đường huyết mỗi ngày.

Bạn cần kiểm tra nồng độ glucose mỗi ngày. Tốt nhất là kiểm tra cùng một thời điểm trong ngày. Một số bệnh nhân tiểu đường sẽ phải điều kiểm tra nồng độ đường huyết của họ mỗi ngày. Bác sĩ sẽ nói với bạn mức độ thường xuyên kiểm tra như thế nào là phù hợp. Một điều cấp bách là bạn cần kiểm tra các nồng độ này và ghi chép chúng lại. Rất nhiều loại đường kế giúp lưu giữ nồng độ glucose một cách tự động. Hãy thực hiện chúng mỗi ngày.

7.Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia

Thức uống có cồn có thể dẫn tới hạ đường huyết gây ra choáng váng hoặc co giật. An toàn nhất là bạn nên hoàn toàn loại bỏ rượu bia ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Nếu như bạn bắt buộc phải uống, hãy tham khảo bác sĩ để xem bao nhiêu là có thể chấp nhận được.

8.Giữ cho răng lợi khỏe mạnh

Bệnh nhân tiểu đường gặp nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về lợi. Bằng cách đánh răng 2 và vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày, bạn có thể giữ cho răng và lợi khỏe mạnh và chống lại các căn bệnh về lợi. Ngoài ra cũng đến gặp nha sĩ 6 tháng một lần để kiểm tra.

9.Duy trì tâm lý và tình cảm tốt

Đối với nhiều bệnh nhân tiểu đường, việc đối phó với một căn bệnh mạn tính thực sự làm tổn hại cho sức khỏe của toàn bộ tinh thần và tình cảm. Hãy tìm một nhóm hoặc câu lạc bộ hỗ trợ người tiểu đường và tham gia để gặp gỡ và chia sẻ với những người mắc phải vấn đề tương tự và học cách giải quyết nó từ họ. Cần đảm bảo rằng bạn bè và gia đình của bạn can chừng cẩn thận các dấu hiệu của sự suy sụp tinh thần. Hãy thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình tâm lý, tình cảm của bạn cho bác sĩ.

10.Chú ý tới bàn chân của bạn.

Bệnh nhân đái tháo đường đặc biệt gặp rủi ro mắc phải tất cả các dạng bệnh liên quan đến bàn chân. Do căn bệnh này có thể gây tổn hại cho các dây thần kinh bằng gần dòng chảy và tuần hoàn máu, các chi rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là bàn chân do chúng thường bị giam cầm trong giày và tất. Bạn rất dễ bị mụn rộp ở chân mà không hề hay biết. Hãy kiểm tra bàn chân của mình để xem có bị mụn, mẩn đỏ, xước... mỗi ngày. Hãy đeo giày thật thoải mái và giữ bàn chân khô, sạch.

.<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha