Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng internet xuất hiện với nhiều lợi ích nhưng kéo theo không ít hệ lụy. Trong số đó, dễ thấy nhất là nhiều người trẻ nghiệm game, mạng xã hội, chìm trong cuộc sống ảo. Khi bước ra đời thực, có không ít người đã bị hoang tưởng như đang trong thế giới ảo.
Ngày đăng: 13-08-2017
3,457 lượt xem
Khi người trẻ đắm chìm trong thế giới ảo..
Hiện nay có rất nhiều người tới viện tâm thần khám và điều trị tâm thần do nghiện game, nghiện internet, nghiện facebook...Trường hợp điển hình như em Q, 14 tuổi phải nhập viện trong tình trạng tâm thần hoảng loạn. Cha mẹ của Q cho biết, Q mê game nặng, lúc nào cũng tưởng tượng mình đang sống trong thế giới game. Tối ngủ thì la hét chém giết. Thậm chí có lần Q còn cầm gậy, cầm kéo đuối đánh cha mẹ vì tưởng 2 người là kẻ thù trong game.
Những người nghiện mạng xã hội thường rất dễ bị hoang tưởng
Khi tình trạng của Q ngày càng tồi tệ, nói năng lảm nhảm, không chịu ăn uống thì cha mẹ mới tìm mọi cách đưa Q đi khám và được kết luận Q đã mắc chứng hoang tưởng thể bị hại do nghiện game. Câu chuyện trên chỉ là một trong số hàng trăm câu chuyện có thật trong cuộc sống về những người trẻ sa đà vào mạng xã hội, game online…
Từ thế giới ảo đến tâm thần thật
Theo các bác sĩ, việc vùi đầu vào máy tính, vào những giao tiếp ảo làm cho thế giới của nhiều người trẻ thu hẹp lại. Thời gian dành cho thế giới ảo qua màn hình vi tính ngày càng nhiều. Đặc biệt, khi thế giới thật không được như ý, thì giới trẻ càng xa lánh nó để đắm chìm vào thế giới ảo.
Những người nghiện game, internet thường thiếu khả năng kiểm soát về hành vi, không làm chủ được hành vi của mình. Từ đây có thể dẫn đến nhiều hành vi khác, trong đó có cả việc tự tử… Người chơi game quá độ và lâu dài cũng có thể bị chính những trò chơi đó ám ảnh không phân biệt được đâu là thật, đâu là game, đưa game ra cuộc sống thật, coi mọi hành động ở cuộc sống thật như trong game, dẫn đến bệnh hoang tưởng.
Đa số người mê game lại là người trẻ tuổi
Với những người sử dụng máy tính nhiều trong thời gian quá dài (trên 8 tiếng 1 ngày) khi vì một lý do gì đó mà không được sử dụng máy, hoặc không có máy tính để dùng sẽ dễ rơi vào tình trạng bồn chồn, khó chịu, giống như nghiện. Trong trường hợp đó người bệnh thường tìm mọi cách để có máy tính để sử dụng thì mới cảm thấy yên tâm.
Bên cạnh đó việc dùng lâu bàn phím có thể dẫn tới những chấn thương các ngón tay không đáng có, các bệnh về cột sống, tình trạng khô mắt và các phản ứng cơ thể như mỏi mệt, căng thẳng, kém tập trung chú ý. Thậm chí có những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, các bệnh về thần kinh như suy nhược và hoang tưởng.
Khi bệnh ở mức độ nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, hoặc những người xung quanh. Chính vì như vậy nên cha mẹ cần hết sức quan tâm đến con cái, không nên cho con quá nhiều tiền hoặc buông lỏng trẻ, dễ dẫn đến việc trẻ sa vào thế giới ảo trong game.
Bên cạnh đó, với những người trẻ, nên tập trung vào công việc và hoạt động xã hội thay vì sống trên mạng xã hội. Có như vậy mới hạn chế được mối nguy hại chết người do mạng xã hội, game online gây ra với con người.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn