Gia đình và các cơ sở y tế đang bỏ rơi người bệnh tâm thần

Có một thực tế đáng buồn là hiện nay, người mắc bệnh tâm thần chưa được quan tâm, thậm chí họ còn bị cô lập trong cuộc sống.

Ngày đăng: 07-06-2018

1,628 lượt xem

Vì sao người mắc bệnh tâm thần chưa được ưu tiên quan tâm

Ở Việt Nam hiện nay việc khám và điều trị bệnh nhân tâm thần gặp rất nhiều khó khăn một phần do thiếu bác sĩ, bệnh viện quá tải và đặc trưng của người bệnh là không nhận mình bị bệnh và không chịu đi khám bệnh nên việc điều trị vô cùng khó khăn.

Hệ thống y tế thì không hỗ trợ gì đặc biệt cho dạng bệnh này: bệnh viện công lập khi gọi xe cứu thương đến đưa bệnh nhân đi khi bệnh chuyển biến nặng thì 100% không bệnh viện nào đến. Người nhà chỉ có thể cầu cứu ở các bệnh viện tư nhân nhưng chi phí cao hơn nhiều lần nên đa số là gia đình bệnh nhân tự xoay sở.

Rồi theo thời gian thân nhân họ bỏ mặc người bệnh vì quá mệt mỏi, không chịu đựng được nữa. Bệnh nhân có thể sống bình thường nếu duy trì thuốc nhưng môi trường sống và sự chăm sóc từ gia đình là quan trọng nhất tuy nhiên với cuộc sống hiện nay nhất là các gia đình đi làm công là việc không thể.

Người mắc bệnh tâm thần đang bị xã hội kì thị và xa lánh

Trong khi đó, vẫn có không ít người giữ thái độ kì thị, xa lánh không nói chuyện hoặc nói rất ít với người bệnh, không lắng nghe người bệnh nói, không thân thiết với người bệnh, chán ghét hoặc khổ sở vì họ... như vậy sẽ càng làm cho bệnh tật của họ nặng thêm.

Gia đình và xã hội nên có cái nhìn thiện cảm hơn với người tâm thần

Khi người bệnh tâm thần làm được một việc tốt hoặc cư xử theo ý muốn của gia đình, gia đình hãy biểu dương khen thưởng hành vi đó tuỳ mức độ và điều kiện gia đình, khi đó người bệnh sẽ cảm thấy rằng gia đình yêu mến họ, sự thật họ vẫn là người có ích và sẽ dễ dàng chấp nhận sự hướng dẫn của gia đình.

Hãy để người bệnh tham gia vào hoạt động của gia đình, tiếp tục trò chuyện với người bệnh như trước đây và để người bệnh tham gia vào những cuộc nói chuyện trong gia đình. Hãy lắng nghe người bệnh nói về những cảm giác của họ với gia đình và phải thể hiện là mọi người đều hiểu họ.

Chăm sóc của gia đình ở đây nghĩa là nói đến thái độ quan tâm và cách ứng xử hợp lý của gia đình với người bệnh, chứ tuyệt đối không phải là phục tùng hoặc phục vụ thái quá. Gia đình rất cần phải giúp người bệnh tự làm lấy những công việc thông thường trong sinh hoạt hàng ngày càng nhiều càng tốt.

Bệnh nhân tâm thần cần được chăm sóc và phục hồi chức năng xã hội

Nếu người bệnh đã có một thời gian dài không biết cách tự chăm sóc bản thân, gia đình hãy hướng dẫn họ dần dần (như tắm giặt, vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, quét nhà, dọn dẹp nhà..). Không để cho người bệnh ở trạng thái thụ động, hãy làm việc gì đó với họ, đưa họ đi chơi đây đó, tạo cơ hội giao tiếp với xã hội.

 Bệnh nhân tâm thần phân liệt thường hoang tưởng, có những ý tưởng kỳ quái, những ảo giác nhưng họ cho là chỉ có suy nghĩ của họ mới đúng. Người nhà không nên tranh cãi vì càng tranh luận họ càng bệnh nặng hơn.

Khi phát hiện người thân có dấu hiệu tâm thần phân liệt, gia đình phải mời chuyên gia tâm lý, bác sĩ đến khám càng sớm càng tốt. 

Người nhà cũng nên nói với hàng xóm và những người hay tiếp xúc với người bệnh để người ta thông cảm, không tranh luận, bỏ qua cho những hành vi, suy nghĩ sai lệch của họ. Cần lưu ý, tránh đưa người bệnh đi chữa thầy bùa, uống nước phép… vì dễ làm cho người bệnh bị ức chế thêm.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha