Bệnh hoang tưởng có xuất hiện ở trẻ vị thành niên, trẻ dưới 15 tuổi hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Ngày đăng: 27-05-2021
991 lượt xem
Tuổi dậy thì dễ mắc hội chứng tâm lý vì sao?
Chắc chắn mọi người đều biết một điều là tuổi vị thành niên là giai đoạn mà con người rất dễ mắc phải các rối loạn về tâm lý, trong đó có trầm cảm, hoang tưởng… Theo nhiều nghiên cứu, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ vị thành niên rối loạn tâm lý, trong đó có thể là sự thay đổi hóoc môn, sinh lý dẫn đến biến đổi tâm lý, suy nghĩ. Ngoài ra, một số thay đổi về tâm lý dễ làm trẻ dễ rơi vào tình trạng suy nghĩ, căng thẳng, áp lực quá nhiều… từ đó gây rối loạn tâm lý.
Ở giai đoạn tuổi dậy thì, trẻ rất dễ bị tự ái, tự ti, e dè vì những lời chê bai, chọc ghẹo, chửi mắng… Từ đây rất dễ dàng hình thành nên góc khuất hay bóng đen tâm lý có thể gây nên trầm cảm, căng thẳng quá mức, stress kéo dài, lo âu, hoang tưởng…
Chính vì vậy mà mọi người, người thân trong gia đình nên cho trẻ vị thành niên không gian riêng tư để trẻ có thể thư giãn, giải tỏa mọi căng thẳng đang tồn tại. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng không nên quá đặt nặng vấn đề thành tích học tập với con cái vì đây là một nỗi áp lực vô hình đè nặng làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ.
Tóm lại, bệnh tâm lý không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, người lớn tuổi mà ngay cả ở trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên cũng hoàn toàn có thể. Do đó, đừng nên chủ quan mà mọi người cần phải chăm sóc, quan tâm và biết cách chia sẻ với người thân bên cạnh mình.
Trẻ vị thành niên dễ mắc các bệnh về rối loạn tâm lý
Những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tâm lý hành vi
Làm sao để nhận biết được rối loạn tâm lý hoang tưởng ở tuổi vị thành niên là điều không hề đơn giản, trên thực tế là rất khó khăn. Để có thể sớm phát hiện bệnh hoang tưởng hay bất cứ các hội chứng tâm lý nào khác ở trẻ vị thành niên, người nhà phải thật quan tâm, cảm thông với bệnh nhân.
Ngoài ra, chỉ khéo léo quan sát và chú ý đến các cử chỉ, suy nghĩ hay hành động của bệnh nhân, bạn mới có thể sớm phát hiện ra được những bất thường trong tư duy, nhận thức – biểu hiện của rối loạn tâm lý hoang tưởng ở bệnh nhân vị thành niên.
Một trong các biểu hiện rõ ràng nhất để biết được bệnh nhân có mắc hoang tưởng hay các rối loạn tâm lý khác hay không chính là kết quả học tập sa sút nghiêm trọng, không màn đến học tập hay lười biếng, ủ rũ khác lạ so với trước kia. Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nhân ở độ tuổi mới lớn còn sốc nổi, dễ dàng nóng tính, tức giận và mắng chửi mọi người xung quanh, kể cả bố mẹ.
Bệnh nhân mắc hoang tưởng còn có thể xuất hiện ảo giác, rơi vào tình trạng mơ màng, lú lẫn và còn tương tác với ảo giác của chính mình. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn mất ngủ, thiếu ngủ, tâm lý bất ổn, khó có thể xoa dịu được bởi nhiều người xung quanh.
Trẻ vị thành niên khi mắc hoang tưởng, rối loạn tâm lý thường có rất nhiều hành động nổi loạn, tiêu cực và chống đối lại những người có suy nghĩ, hành động trái ngược với mình. Trẻ bị hoang tưởng rất dễ xuất hiện các niềm tin vô căn cứ, nhất là áp lực học tập làm họ có các ảo giác tự cao, là người xuất chúng, giỏi giang.
Một số trường hợp bị rối loạn tâm lý hoang tưởng, sau đó dẫn đến rối loạn hành vi, lúc này bệnh rất khó kiểm soát và điều trị cũng vô cùng mất thời gian.
Cha mẹ nên phát hiện sớm các bất thường về tâm lý ở trẻ thành niên
Những hội chứng rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ vị thành niên
Rối loạn cảm xúc
Ngoài hoang tưởng, trẻ vị thành niên còn có thể mắc phải hội chứng rối loạn cảm xúc, thay đổi cảm xúc liên tục mà không thể nào kiểm soát được. Tình trạng này xảy ra vì sự rối loạn trong não bộ, hệ thống thần kinh trung ương. Rối loạn cảm xúc sẽ gây ra các ức chế quá mức hay hưng phấn quá mức, người bệnh có thể đang buồn bã, lo âu nhưng đột ngột vui vẻ, hạnh phúc ngay lập tức.
Những trường hợp mắc rối loạn cảm xúc còn có thể gặp phải triệu chứng chán ăn, mất ngủ, khó chìm vào giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, mặt ủ rũ hay tươi tắn quá mức…Bên cạnh đó, chỉ cần một hành động nhỏ, người bệnh hoàn toàn có thể rơi vào trạng thái tức giận, nổi nóng vô cớ hay ủ rũ, buồn bã.
Stress
Stress hay căng thẳng là dấu hiệu thường gặp ở rất nhiều trường hợp và đối tượng, cũng như độ tuổi khác nhau. Do đó, trẻ vị thành niên cũng hoàn toàn có thể là nạn nhân của chứng bệnh làm giảm sút tinh thần trầm trọng. Stress thường xuất hiện vì căng thẳng quá độ, áp lực nặng nề và sự đè nén cảm sút hay nỗi sợ hãi lâu dài về vấn đề, hiện tượng nào đó trong cuộc sống. Đối với trẻ vị thành niên, căng thẳng có thể xuất hiện vì áp lực học tập, sự đè nén cảm xúc vì bị kiểm soát, lo sợ bố mẹ trách mắng vì kết quả học tập…
Stress nếu không được giải tỏa đúng cách có thể tiến triển thành nhiều căn bệnh khác, trong đó có trầm cảm, hoang tưởng, rối loạn thần kinh, rối loạn cảm xúc…
Trẻ vị thành niên thường dễ bị trầm cảm
Rối loạn tâm lý và hành vi: Hoang tưởng
Hoang tưởng là một trong những bệnh về tâm lý hoàn toàn có khả năng xuất hiện ở bệnh nhân dưới 15 tuổi, đang ở độ tuổi phát triển về thể chất và tinh thần. Theo nhiều bác sĩ chuyên về tâm lý, ở độ tuổi này, trẻ thường có tâm lý thích làm người lớn nên thay đổi tính cách rất thất thường, một số áp lực hay căng thẳng về thành tích học tập có thể làm trẻ mắc hội chứng hoang tưởng tự cao, cảm giác yêu sớm giai đoạn mới lớn cũng có thể gây ra hoang tưởng được yêu… Ngoài ra, trẻ vị thành niên cũng có thể mắc nhiều dạng hoang tưởng khác tương tự như người trưởng thành.
Khi mắc bệnh tâm lý hoang tưởng, trẻ vị thành niên chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình học tập, tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động ngoại khóa, thậm chí là rối loạn cuộc sống thường ngày. Do đó, phải thực sự kiểm soát hoang tưởng thật tốt bằng cách phát hiện sớm, điều trị kịp thời giúp sức khỏe tinh thần của trẻ vị thành niên được ổn định nhất.
Các dạng hoang tưởng
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu khái niệm về hoang tưởng, đây thực chất là bệnh về thần kinh. Bệnh này có tên tiếng Anh là Paranoid Personality Disorder. Hoang tưởng chỉ những người có suy nghĩ sai lệch nghiêm trọng về một hay nhiều vấn đề bất kỳ, họ có niềm tin mãnh liệt vào điều đó và có thể phản đối lại tất cả những ai chống đối họ. Bệnh hoang tưởng có thể làm nảy sinh ra ảo giác, gây rối loạn cảm xúc và hành vi của người mắc.
Trong một thời gian dài, người mắc bệnh hoang tưởng dường như bị thay đổi dần về nhân cách, bệnh thường kéo dài mới được phát hiện vì dấu hiệu và triệu chứng ban đầu không biểu lộ rõ rệt. Dưới đây là 4 nhóm hoang tưởng và dấu hiệu của cụ thể mà bạn nên tham khảoHoang tưởng kỳ quái: Người mắc chứng hoang tưởng kỳ quái là khi suy nghĩ của họ luôn hướng đến những điều phi lý, phản khoa học, bất bình thường. Nhiều khi nhận định của họ xa rời thực tế, không thể chấp nhận nhưng bệnh nhân lại một mực khẳng định điều đấy là hoàn toàn đúng đắn, nhiều người còn nảy sinh hành động sai lầm phản kháng lại tất cả các ý kiến trái chiều.
- Hoang tưởng không kỳ quái: Tức là các trường hợp hoang tưởng từ bệnh nhân là sự việc, hiện tượng hợp khoa học, bình thường với đại đa số mọi người, tuy nhiên chúng lại tồn tại trong tiềm thức bệnh nhân dưới hình thức tưởng tượng. Chẳng hạn trường hợp bệnh nhân mắc hoang tưởng bị hại, trong đầu họ luôn có suy nghĩ bản thân đang bị người nào đó theo dõi, ám sát, bị đối tượng nào đó lên kế hoạch ám hại, chắn đường sự nghiệp…
- Hoang tưởng phù hợp với tâm trạng: Những người mắc hội chứng hoang tưởng này thường có dấu hiệu của bệnh trầm cảm hay hưng phấn. Chẳng hạn như một số trường hợp mắc hoang tưởng kèm chứng trầm cảm luôn có suy nghĩ rằng mọi người đều chán ghét mình, xa lánh mình và cô lập bản thân họ. Nói một cách dễ hiểu, nỗi sợ tâm lý gây nên trầm cảm cũng trực tiếp tạo ra các hoang tưởng ở nhóm hoang tưởng phù hợp với tâm trạng.
- Hoang tưởng trung lập với tâm trạng: Đây là dạng hoang tưởng không hề có mối quan hệ hay liên kết gì với cảm xúc bên trong của người bệnh hết. Những người mắc dạng hoang tưởng này thường nảy sinh các suy nghĩ dị thường, phi lý về chính cơ thể mình hay người khác. Bệnh nhân nghĩ bản thân có cơ thể siêu nhiên, các bộ phận tự mọc ra…
Tác hại và biến chứng của bệnh hoang tưởng
Nhiều người vẫn còn khá thờ ơ với bệnh hoang tưởng vì nghĩ rằng nó chỉ ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh chứ không hề gây điều gì tiêu cực với tính mạng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì hoàn toàn sai lầm, chính ảo giác và suy nghĩ lệch lạc ảnh hưởng đến hành động của người bệnh, trực tiếp tác động đến cơ thể, sức khỏe và tính mạng. Dưới đây là một số trường hợp nguy hiểm mà bệnh nhân hoang tưởng có thể gặp phải trong quá trình mắc bệnh:
Một số trường hợp mắc bệnh hoang tưởng mà trong tâm lý họ luôn nảy sinh ý nghĩ lo ngại, đố kị, sợ hãi hay dè xét người khác vì sợ bị hại bởi nhóm người đó. Chính điều này dần phá vỡ mọi mối quan hệ xung quanh, kéo họ ra xa mọi người và dần bị cô lập, càng ảnh hưởng nhiều hơn đến tâm lý.
Một hệ lụy mà bệnh hoang tưởng gây ra đối với con người chính là mất đi khả năng tập trung làm việc, học tập. Đối với những người mắc chứng hoang tưởng cuồng ghen, cuồng yêu, sự kiểm soát và chiếm hữu trong họ quá lớn có thể gây ra nhiều tình huống như đánh ghen, sinh hành động tiêu cực như tự sát, giết hại nhân tình…
Bệnh hoang tưởng càng nặng, người bệnh càng có nhiều sự thay đổi về mặt tâm lý, hành vi tiêu cực và dễ nảy sinh ý nghĩ tự sát, đánh đập, giết hại người khác. Bởi vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo cộng đồng rằng nên phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách các trường hợp mắc hoang tưởng để ngăn chặn các tình huống nguy hiểm với chính họ lẫn mọi người xung quanh.
Phương pháp điều trị bệnh hoang tưởng
Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị hoang tưởng ở mọi độ tuổi khác nhau. Ban đầu, người bệnh phải đến các cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Vì hoang tưởng là bệnh mãn tính nên quá trình điều trị mất rất nhiều thời gian, người bệnh lẫn gia đình phải thực sự kiên trì, cố gắng áp dụng theo liệu trình được bác sĩ chỉ dẫn. Một số phương pháp điều trị hoang tưởng ở độ tuổi vị thành niên, người trưởng thành hiệu quả phải kể đến là:
Dược lý trị liệu
Phương pháp điều trị ban đầu đối với bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng cũng chính là sử dụng thuốc, thuốc này cũng được sử dụng để điều trị rối loạn thần kinh, tâm lý. Các loại thuốc này sẽ được kê phù hợp với từng tình trạng bệnh, mức độ và đối tượng khác nhau để làm sao có thể hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Một số nghiên cứu và khảo sát được thực hiện song song đã chứng minh rằng thuốc chống trầm cảm mang đến hiệu quả khả quan trong việc điều trị bệnh hoang tưởng.
Tâm lý trị liệu
Dường như mọi bệnh về rối loạn tâm lý, trong đó có hoang tưởng đều được áp dụng phương pháp điều trị hoang tưởng bằng tâm lý. Các liệu pháp phục hồi tâm lý sẽ được đưa ra cho các nhóm bệnh nhân hoang tưởng có chung biểu hiện nhằm giúp họ quay trở về với những suy nghĩ thực tế, nhận thức được tình trạng bệnh đang mắc phải, dần dần thoát khỏi các ảo giác và ý nghĩ lệch lạc.
Với những đối tượng mắc hoang tưởng mà biểu hiện và triệu chứng đã vô cùng nặng nề, liệu pháp phục hồi tâm lý sẽ được áp dụng nhiều hơn kèm theo sử dụng thuốc. Kết hợp nhiều phương pháp với nhau giúp hoang tưởng và ảo giác sớm bị loại bỏ khỏi người bệnh.
Các liệu pháp tâm lý cũng giúp người bị hoang tưởng dần hòa nhập hơn với mọi người xung quanh, phục hồi các kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống.
Tư vấn tâm lý là điều rất cần thiết đối với trẻ bị rối loạn tâm lý
Sử dụng thảo dược đông y
Một số loại thảo dược đông y điều trị bệnh hoang tưởng giúp người mắc bệnh an thần, ngủ ngon, giảm thiểu căng thẳng, ngăn ngừa xuất hiện ảo giác và điều hòa hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương.
Trong số đó, hoan bì hợp, loại vỏ cây phơi khô được xem là nguyên liệu thảo dược tự nhiên có khả năng hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân hoang tưởng hay đang mắc các rối loạn tâm lý, bệnh thần kinh hiệu quả vượt trội.
Áp dụng cùng lúc nhiều phương pháp với nhau sẽ giúp bệnh nhân mắc hoang tưởng có thể sớm thoát khỏi các rối loạn tâm lý, rối loạn hành vi tuyệt vời và nhanh chóng. Đặc biệt, đối với nhóm bệnh nhân là trẻ vị thành niên, sử dụng nhiều phương pháp càng sớm giúp trẻ thoát khỏi căn bệnh nhiều hệ lụy này.
CÁCH CHỮA KHỎI BỆNH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA CHÚNG TÔI
Nếu không may mắn bị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt thì cũng đừng quá hoang mang. Bởi đã có ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA chúng tôi.
Với phác đồ điều trị hoàn toàn bằng thảo dược tại Việt Nam.
Kế thừa bài thuốc gia truyền, kết hợp với thực tiễn chữa trị cho các bệnh nhân hoang tưởng/ tâm thần phân liệt qua nhiều năm. Đông y TRỊNH GIA ngày càng hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt.
Bởi vậy, khi không may bị chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt thì ĐÔNG Y TRỊNH GIA là một lựa chọn, là nơi, địa chỉ chữa khỏi bệnh uy tín.
Bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt khỏi/ thuyên giảm từ từ theo thời gian điều trị.
Khi đã khỏi bệnh thì không cần phải uống bất cứ loại thuốc nào nữa. Cuộc sống trở lại bình thường.
HÃY LIÊN HỆ VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA NGAY BÂY GIỜ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn