Người mắc bệnh hoang tưởng tự cao luôn đề cao bản thân, coi mình như vĩ nhân, thiên tài, có nhiều phát minh cho nhân loại. Trong khi đó, rối loạn nhân cách yêu bản thân quá thái biểu hiện ở chổ quá tự tin vào bản thân, nhưng chưa đến mức hoang tưởng.
Ngày đăng: 27-09-2017
3,702 lượt xem
Bệnh hoang tưởng tự cao là gì?
Hoang tưởng tự cao thường xảy ra ở những người có địa vị trong xã hội, người thành đạt hay các doanh nhân,... nhưng có vấn đề về tâm thần.Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra dạng hoang tưởng này. Dưới đây là một số lý do chính:
- Chấn thương sọ não gây ra hiện tượng tụ máu ở não. Tình trạng này khiến não và hệ thần kinh bị ảnh hưởng.
- Ngộ độc do rượu bia, sử dụng ma tuý khiến tâm thần có vấn đề.
- Một số người mắc bệnh hoang tưởng do mắc một số bệnh tâm thần như rối loạn thần kinh, bệnh tâm thần phân lập.
- Do áp lực công việc quá lớn, lâu dần những nỗi bức xúc này tích tụ lại khiến bệnh nhân trở nên hoang tưởng về vị trí của mình.
Người mắc chứng hoang tưởng tự cao luôn coi mình là trung tâm
Hoang tưởng tự cao thường gây ra nhiều bất lợi cho gia đình và những người thân. Đặc biệt với những người giữ chức vụ quan trọng trong một cơ quan, xí nghiệp, nhà nước mà mắc chứng bệnh này thường đưa ra những quyết định, ý tưởng “điên rồ” gây ảnh hưởng đến nhiều người, thậm chí là sự lụi bại của doanh nghiệp, công ty. Ngoài ra nhiều người bị hoang tưởng tự cao thường có những hành vi vi phạm pháp luật.
Chứng rối loạn nhân cách yêu bản thân thái quá là gì?
Đây là một trạng thái không bình thường của nhân cách, biểu hiện qua ảo tưởng và hành vi tự cao tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công trong mọi lĩnh vực và thiếu sự đồng cảm với người khác, gắn liền với tính vị kỷ cá nhân.
Người mắc chứng yêu bản thân thái quá thường tự tin nhưng chưa đến mức hoang tưởng
Các triệu chứng cụ thể của người mắc chứng rối loạn nhân cách yêu bản thân thái quá:
- Tự cao tự đại về tầm quan trọng của mình (cường điệu các công việc và khả năng của mình, luôn muốn được xem là bề trên...)
- Tin tưởng rằng mình là người đặc biệt và duy nhất
- Thèm muốn mãnh liệt được người khác ngưỡng mộ
- Thiếu sự đồng cảm: không nhận thức và chia sẻ tình cảm, nguyện vọng của người khác.
- Luôn đố kỵ với người khác và tin rằng người khác cũng sẽ đố kỵ mình
- Có thái độ, hành vi kiêu căng.
Các yếu tố được xem là khả năng gây bệnh gồm:
- Tính cách quá nhạy cảm từ khi sinh là hình thái triệu chứng mãn tính chính.
- Trẻ em hay được người lớn khen ngợi hoặc đánh giá cao về khả năng hoặc vẻ bề ngoài quá đặc biệt dẫn đến sự mất cân bằng với những phản hồi thực tế.
- Khen quá nhiều những hành động tốt hoặc chỉ trích thái quá những hành động xấu của trẻ em.
- Cha mẹ quá nuông chiều hoặc đánh giá quá cao con cái.
- Cảm giác bị la mắng gay gắt ở thời thơ ấu.
- Bị cha mẹ chăm sóc một cách hời hợt hoặc tạo cảm giác không tin cậy vào mình.
Tỷ lệ mắc bệnh yêu bản thân thái quá trong dân số nói chung là 1% và dao động từ 2% đến 16% trong các bệnh nhân lâm sàng, trong đó, 50% - 75% người mắc bệnh là nam giới. Nếu không có các biện pháp ngăn chặn thì hội chứng yêu bản thân thái quá rất dễ phát triển thành hoang tưởng tự cao.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn