Áp lực học hành, thi cử, áp lực từ nhà trường, phụ huynh là những điều mà rất nhiều bạn trẻ đang phải đối mặt hiện nay. Tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài mà không có biện pháp hỗ trợ điều trị sẽ dẫn đến rối loạn tâm thần.
Ngày đăng: 27-04-2018
1,986 lượt xem
Rối loạn tâm thần do áp lực vì học tập
Trường hợp của bệnh nhân T (16 tuổi) là minh chứng cụ thể cho những trường hợp bị tâm thần do áp lực học tập kéo dài. Vì suốt những năm cấp 2, T là lớp trưởng lại học giỏi đứng đầu lớp nên lúc nào cũng là nhân vật nổi bật.
Nhưng khi lên cấp 3, T thi đậu vào trường chuyên là nơi có rất nhiều bạn giỏi thì T chỉ nằm trong top 10, nhiều khi đề bài vừa ra các bạn khác đã có đáp án mà T vẫn chưa tìm ra cách giải
Điều này khiến em tự ti, căng thẳng, lao đầu vào học, stress trong thời gian dài, có suy nghĩ hoang tưởng, đến khi T có hành động tự tử nhưng được cha mẹ phát hiện thì mọi chuyện mới vỡ lẽ. Theo các bác sỹ tâm lý, trường hợp của bệnh nhân T là điển hình cho những bạn trẻ mắc các rối loạn tâm thần do stress kéo dài.
Áp lực từ nhiều phía khiến người trẻ dễ mắc các chứng rối loạn tâm thần
Cha mẹ cần hiểu và dành nhiều thời gian cho con
Trong lúc con gặp những sang chấn, áp lực, nếu cha mẹ hiểu chuyện, không trách phạt mà đồng hành cùng con, đánh giá đúng sức học của con, không tạo áp lực thái quá, trẻ có chỗ tâm sự và chia sẻ, các cháu sẽ được giải tỏa bớt áp lực.
Nhưng nếu cha mẹ bận rộn, sẵn sàng chi trả phí học tập đắt đỏ kèm theo mong muốn con giỏi nhất hoặc giỏi hơn các bạn, vô hình đã tạo một "áp lực kép" lên con cái. Áp lực bủa vây, căng thẳng không được giải tỏa, những rối loạn tâm thần sẽ càng nặng nề hơn, từ đó khiến con bạn dễ có nhiều hành động dại dột.
Tỷ lệ rối loạn tâm thần ở thanh niên Việt Nam đang ở mức báo động
Trong nghiên cứu thực hiện trên nhóm vị thành niên và thanh niên 11-24 tuổi ở Hà Nội, TP.HCM, Điện Biên và Hà Giang (vừa được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc công bố đầu năm 2018), các rối loạn tâm thần thường gặp ở thanh thiếu niên Việt Nam là lo âu, trầm cảm, cảm thấy đơn độc hoặc chứng tăng động, giảm chú ý.
Tỉ lệ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên là 8-29%, ở các mức độ từ nhẹ, từ chưa cần điều trị đến nặng nề. Đặc biệt, tỉ lệ vị thành niên tự tử là 2,3%, thấp hơn tỉ lệ chung toàn cầu (khoảng 9%) nhưng tỉ lệ này đang gia tăng.
Cha mẹ nên động viên thay vì tạo áp lực cho con cái
Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đánh giá có khoảng 3 triệu thanh niên, vị thành niên tại Việt Nam cần chăm sóc về sức khỏe tâm thần. Đây thực sự là một khoảng trống do hiện có rất ít phòng khám hoặc tham vấn tâm lý cho thanh niên, vị thành niên.
Chính vì vây, để hạn chế các rối loạn tâm thần xảy ra ở lứa tuổi thanh niên, cha mẹ không nên tạo quá nhiều áp lực lên con cái. Thay vào đó, nên tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của con và hướng con mình đến những việc làm có ích.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn