Dù ở dạng hoang tưởng nào thì việc giao tiếp, tiếp xúc với người bệnh hoang tưởng là vô cùng khó khăn. Vậy làm thế nào để có thể giao tiếp với họ, hãy cùng chúng tôi đọc bài viết sau nhé.
Ngày đăng: 09-07-2022
740 lượt xem
Hoang tưởng được hiểu như thế nào?
Bệnh hoang tưởng còn được gọi là bệnh tâm thần hoang tưởng hay thần kinh hoang tưởng. Bệnh có tên tiếng Anh là Paranoid Personality Disorder. Theo cách suy nghĩ của người bệnh, nhiều chuyện không có thật nhưng họ lại cho là hoàn toàn đúng. Sự sai lệch này của bệnh nhân nặng nề đến mức bạn không thể giải thích bằng lý lẽ hay chứng minh bằng chứng cứ được.
Quá trình hình thành chứng hoang tưởng rất phức tạp, liên quan mật thiết với các chứng rối loạn tâm thần. Hoang tưởng thường kéo dài và làm biến đổi nhân cách của bệnh nhân, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động tâm thần khác.
Bệnh hoang tưởng cần phải được điều trị, tốt nhất là điều trị với các bác sĩ khoa Tâm thần. Mức độ bệnh, thể trạng của bệnh nhân cùng phương pháp điều trị của bác sĩ sẽ quyết định thời gian điều trị ngắn hay dài. Cần lưu ý thêm rằng việc điều trị sẽ đạt được hiệu quả cao hơn khi người bệnh nhận thức được vấn đề mà mình đang gặp phải và sẵn sàng đối diện với nó.
Hoang tưởng là căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại
Người bị hoang tưởng thường có những tính cách như thế nào?
Đa nghi: luôn luôn ngờ vực, lo ngại quá đáng việc bị người khác tấn công. Vì thế, họ luôn giữ một khoảng cách đối với người đang nói chuyện với mình. Đôi khi khoảng cách đó được biểu hiện bằng sự khiêm tốn thái quá, hoặc bằng sự hung hăng.
Tính cứng nhắc: độc đoán, không có khả năng tự đánh giá bản thân, không cởi mở tiếp nhận quan điểm của người khác.
Phát triển cái tôi quá mức: người bệnh thường đa nghi, kiêu ngạo chuyên quyền, không có tính khoan dung, luôn coi thường người khác, coi mình là trung tâm.
Làm sao phát hiện được người mắc bệnh hoang tưởng
- Thông qua nói chuyện với bệnh nhân: đây là cách phổ biến nhất. Qua nói chuyện chúng ta sẽ nhận diện ra các suy nghĩ không phù hợp của bệnh nhân.
- Thông qua hành vi của bệnh nhân: thông qua quan sát hành vi, chúng ta thấy được các hành vi khác thường so với trước. Đối với hoang tưởng bị hại, bệnh nhân có thái độ luôn kiểm tra, hạn chế việc ăn uống, chỉ ăn những gì còn nguyên hộp hoặc do chỉnh bản thân chế biến…
- Thông qua các bài viết, ghi nhận của bệnh nhân: qua các nhật ký hoặc các giấy tờ đồ án, dự án, chúng ta phát hiện các suy nghĩ không phù hợp của bệnh nhân.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Cách tiếp xúc với bệnh nhân khi có hoang tưởng
- Không tranh cãi với bệnh nhân về nội dung hoang tưởng. Đặc biệt đối với bệnh nhân có hoang tưởng bị hại.
- Khi tranh cãi với bệnh nhân hoang tưởng, bệnh nhân sẽ có suy nghĩ là chúng ta không hiểu bệnh nhân nên bệnh nhân không muốn nói chuyên với chúng ta, đặc biệt có những bệnh nhân sẽ có suy nghĩ chúng ta đang bảo vệ người đang hại bệnh nhân, từ đó bệnh nhân cũng cố suy nghĩ của mình.
- Không đồng tình với suy nghĩ của bệnh nhân.
- Đưa bệnh nhân về cuộc sống hiện tại: hướng bệnh nhân nói chuyện về các vấn đề đang xảy ra trước mắt bệnh nhân.
Đừng cố tranh luận với bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng
Cách giúp người bệnh nhận ra mình mắc bệnh hoang tưởng
Bắt đầu hành trình ra soát những suy nghĩ và cảm giác của bạn
Ghi nhật ký sẽ giúp bạn hiểu điều gì có thể làm bạn có cảm giác hoang tưởng, đây cũng là một cách tuyệt vời để giải tỏa stress. Nhật ký cũng giúp bạn xác định tác nhân kích thích, những con người, nơi chốn và tình huống có vẻ như khơi lên chứng hoang tưởng ở bạn.
Đặt kế hoạch tránh hoặc bớt tiếp xúc với các tác nhân kích thích
Khi đã xác định được những tình huống và con người có vẻ như góp phần tạo ra chứng hoang tưởng của mình, bạn có thể lập kế hoạch bớt tiếp xúc với những tác nhân đó.
Mặc dù có thể không tránh được một số người, nơi chốn và tình huống, nhưng việc nhận thức được những tác nhân tạo nên chứng hoang tưởng có thể giúp bạn hạn chế tiếp xúc với các sự việc và nhân vật mà bạn có thể tránh được.
Học cách chất vấn lối suy nghĩ hoang tưởng của bạn
Trong trường hợp không thể tránh tác nhân kích thích nào đó, việc học cách chất vấn những suy nghĩ hoang tưởng có thể giúp bạn giảm nhẹ hoặc loại bỏ cách mà bạn cảm nhận về những con người và tình huống. Lần sau, khi thấy mình đang có ý nghĩ hoang tưởng về một con người, nơi chốn hoặc tình huống, bạn hãy tự hỏi những câu sau đây:
- Tôi đang suy nghĩ dựa trên sự thực hay dựa vào nhận thức?
- Tôi đã làm gì/đã có thể làm gì để đối phó với ý nghĩ đó theo cách tích cực?
Đánh lạc hướng bản thân để rời khỏi những suy nghĩ hoang tưởng.
Nếu không thể xóa đi ý nghĩ hoang tưởng bằng cách kiểm tra nội dung của nó, bạn hãy thử tự đánh lạc hướng mình. Gọi cho một người bạn, đi dạo một vòng hoặc xem một bộ phim. Tìm cách đưa tâm trí ra khỏi những suy nghĩ hoang tưởng để bạn khỏi đắm mình trong đó.
Tuy nhiên, để giải quyết những suy nghĩ đó thì chỉ riêng việc đánh lạc hướng là không đủ. Làm xao lãng là một kiểu trốn tránh, tức là bạn còn phải thực hiện các bước khác để xử lí chứng hoang tưởng của mình.
Các liệu pháp tâm lý giúp người bệnh nhận ra vấn đề của bản thân
Tránh tự trừng phạt mình
Bạn có thể cảm thấy xấu hổ vì những suy nghĩ hoang tưởng của bản thân mình, và điều đó khiến bạn khắt khe với chính mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểu phương pháp này, hoặc “sự trừng phạt”, không đem lại hiệu quả trong việc đối phó với những suy nghĩ hoang tưởng
Cân nhắc xem bạn có cần sự giúp đỡ chuyên môn không
Bạn có thể tự kiểm soát chứng hoang tưởng nhẹ, nhưng có lẽ bạn cần sự trợ giúp chuyên môn nếu chứng hoang tưởng của bạn ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Nếu thường xuyên có những ý nghĩ hoang tưởng, bạn hãy cân nhắc những câu hỏi sau đây:
- Bạn có dự định làm hại bản thân bạn hoặc những người khác không?
- Bạn có nghe thấy những tiếng nói xúi giục bạn làm hại bản thân hoặc người khác không?
- Những ý nghĩ và hành vi ám ảnh của bạn có ảnh hưởng đến gia đình và công việc của bạn không?
Nếu trả lời “có” với bất kỳ câu hỏi nào trên đây, bạn nên tìm chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt vì lúc này triệu chứng hoang tưởng của bạn đã nặng hơn, bạn không thể tự kiểm soát được bản thân mình.
Cần làm gì để giúp đỡ người bệnh có triệu chứng hoang tưởng
Theo dõi việc uống thuốc của bệnh nhân: đặc biệt bệnh nhân hoang tưởng bị hại việc uống thuốc rất khó khăn, cần động viên bệnh nhân uống thuốc đều đặn. Người nhà nên động viên bệnh nhân uống thuốc đều đặn. Phân tích cho bệnh nhân hiểu được cái lợi của uống thuốc và thông báo các tác dụng không mong muốn của thuốc để bệnh nhân hiểu.
Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị: chóng mặt, co rút cơ, ngủ nhiều…nếu bệnh nhân có những dấu hiệu này cần thông báo với bác sỹ.
Tạo điều kiện cho bệnh nhân có việc làm, các việc đơn giản, có điều kiện giao tiếp trong quá trình làm việc do các hoang tưởng thường nổi dậy nhiều khi bệnh nhân một mình không có sự giao tiếp.
Người nhà phải luôn có thái độ tôn trọng, giúp đỡ, không phân biệt đối xử đối với bệnh nhân, lắng nghe ý kiến, thực hiện các yêu cầu, nguyện vọng của họ trong điều kiện cho phép, khi từ chối, nên tìm mọi lời lẽ phù hợp để giải thích cho người bệnh hiểu.
Phải tuân thủ các chỉ định của nhân viên y tế, không tự ý cho người bệnh dùng thuốc và kịp thời báo cáo những biểu hiện bất thường cả về cơ thể và tâm sinh lý của bệnh nhân.
Tránh thái độ kì thị đối với bệnh nhân hoang tưởng
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hoang tưởng
Chẩn đoán bệnh
Nếu nghi ngờ một người mắc bệnh hoang tưởng, bác sĩ sẽ tiến hành khám và làm một số xét nghiệm để giúp loại trừ khả năng bạn mắc các tình trạng có triệu chứng tương tự nghiện rượu và ma túy. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp MRI hoặc CT.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tâm thần của người bệnh bằng cách quan sát sự xuất hiện, thái độ và hỏi về những suy nghĩ, tâm trạng, hoang tưởng, ảo giác, sử dụng chất và khả năng bạo lực hoặc tự tử. Họ cũng sẽ thảo luận về tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình.
Điều trị bệnh hoang tưởng bằng cách nào?
Phương pháp điều trị nhận thức : Có thể sẽ được chỉ định cho một số bệnh nhân. Trong hình thức trị liệu này, nhà trị liệu sử dụng các câu hỏi tương tác và các thử nghiệm hành vi để giúp bệnh nhân xác định các suy nghĩ có vấn đề và sau đó thay thế chúng bằng tư duy thay thế, thích ứng hơn.
Việc thảo luận về bản chất phi thực tế của niềm tin hoang tưởng với bệnh nhân nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng. Lưu ý rằng phương pháp này chỉ được thực hiện sau khi mối quan hệ giữa chuyên gia với bệnh nhân đã được thiết lập. Điều trị rối loạn ảo giác thường liên quan đến cả dược lý trị liệu và tâm lý trị liệu.
Dược lý trị liệu:
Thuốc chống rối loạn thần kinh và thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng trong điều trị rối loạn hoang tưởng.
Tâm lý trị liệu:
Đối với hầu hết bệnh nhân bị rối loạn hoang tưởng, một số hình thức điều trị hỗ trợ là rất cần thiết. Mục tiêu của liệu pháp hỗ trợ bao gồm tạo điều kiện tuân thủ điều trị và giáo dục cho bệnh nhân về căn bệnh và cách điều trị của nó.
Các can thiệp về giáo dục và xã hội có thể bao gồm đào tạo kỹ năng xã hội, hướng dẫn cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, bao gồm: suy giảm cảm giác, cách ly, căng thẳng và bạo lực có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân hoang tưởng.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh hoang tưởng diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu. Hãy nhìn nhận hoang tưởng là một căn bệnh bạn cần phải chữa, không nên vì tâm lý sợ bị coi là "kẻ tâm thần" mà dấu bệnh và từ chối điều trị
CÁCH CHỮA KHỎI BỆNH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA CHÚNG TÔI
Nếu không may mắn bị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt thì cũng đừng quá hoang mang. Bởi đã có ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA chúng tôi.
Với phác đồ điều trị hoàn toàn bằng thảo dược tại Việt Nam.
Kế thừa bài thuốc gia truyền, kết hợp với thực tiễn chữa trị cho các bệnh nhân hoang tưởng/ tâm thần phân liệt qua nhiều năm. Đông y TRỊNH GIA ngày càng hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt.
Bởi vậy, khi không may bị chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt thì ĐÔNG Y TRỊNH GIA là một lựa chọn, là nơi, địa chỉ chữa khỏi bệnh uy tín.
Bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt khỏi/ thuyên giảm từ từ theo thời gian điều trị.
Khi đã khỏi bệnh thì không cần phải uống bất cứ loại thuốc nào nữa. Cuộc sống trở lại bình thường.
HÃY LIÊN HỆ VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA NGAY BÂY GIỜ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn