Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng mạng xã hội nhiều giờ trong ngày sẽ khiến sức khỏe của bạn gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, mà cụ thể là ảnh hưởng đến tâm trí, dễ có nguy cơ mắc bệnh lý rối loạn tâm thần.
Ngày đăng: 17-10-2017
1,782 lượt xem
Luôn cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, lo âu, tìm mọi cách để có thể thỏa mãn
Đây là cảm giác chung của tất cả những ai trót "sống ảo" quá lâu trên mạng. Bởi bạn đã gắn kết, sống trong đó suốt 1 thời gian dài, não bộ cho rằng chỉ lúc đắm chìm trong thế giới đó thì hormone hạnh phúc oxytocin mới được tiết ra.
Người nghiện mạng xã hội dễ có nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần
Khi bị "ngắt kết nối", thay vì hormone hạnh phúc thì 1 loạt các hormone stress được kích thích khiến người đó luôn trong trạng thái lo lắng, bồn chồn, bứt rứt. Như 1 phản xạ, họ sẽ tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Hay cáu gắt, tức giận vô cớ khi bị nhắc nhở
Cần hiểu rằng, khi ai đó cảm thấy 1 sự việc đang đe dọa bản thân mình về thể chất, tâm lý, họ sẽ dễ bị tức giận. Trong trường hợp này, người dùng đam mê với thế giới ảo, nên không hề tập trung, bỏ mặc thế giới bên ngoài, nên mỗi khi bị lôi ra khỏi thế giới đó, họ sẽ coi đó là mối đe doạ, xuất hiện những phản ứng tiêu cực như tức giận, chống đối, sửng cồ lên một cách hằn học.
Tinh thần suy nhược, sút cân không kiểm soát
Việc gieo mình triền miên trong những ván game, hóa thân vào nhân vật chắc chắn sẽ khiến cho người đó quên ăn quên ngủ. Rối loạn giấc ngủ, thức trắng đêm triền miên, bệnh về thần kinh, suy nhược... là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Người sử dụng mạng xã hội triền miên, chơi game tuy mệt mỏi nhưng ngủ rất ít, họ hay thức giấc, ngủ cũng không sâu giấc, nếu có thì chỉ ngủ giấc nông, hay trằn trọc tầm 1 - 3 giờ sáng. Kéo theo điều này là 1 loạt những hệ lụy đi kèm như chán ăn, bỏ bữa... tất cả thời gian chỉ để dành cho game, cho việc lên mạng xã hội trò chuyện.
Không muốn nói chuyện, tiếp xúc với người xung quanh
Biểu hiện có thể là sự mất quan tâm thích thú với mọi thứ, muốn sống 1 mình, không muốn giao lưu với bất kì ai, cảm thấy cuộc sống vô vị nếu như không có Internet, có mạng xã hội, có bạn chơi game...
Ngoài ra, từ người hoạt bát, họ trở nên lặng lẽ hơn, có thể ngủ ngày nhưng sống về đêm, giảm giao tiếp với người thân, bạn bè vì sợ ai đó "nói nhiều" khiến họ mất tập trung.
Bệnh nhân nghiện mạng xã hội thường khó chấp nhận cuộc sống thực tại
Cảm thấy có tiếng nói trong đầu, xui khiến, ra lệnh
Những người quá đem mê game có những dấu hiệu ban đầu của chứng hoang tưởng, ảo giác thường có những ý nghĩ buộc tội người xung quanh một cách vô lý...
Biểu hiện thường gặp hơn nữa là những ảo giác lời nói, họ luôn cảm thấy có tiếng nói chuyện trong đầu, thường là tiếng xui khiến, ra lệnh, điều khiển hành vi của người khác... Điều này rất nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng xung quanh.
Phản xạ bất thường, hành động thiếu kiểm soát
Quá bí bách, stress vì mọi người lên án... nên nhiều bạn đã có những hành động thiếu kiểm soát như ăn trộm để lấy tiền chơi game, hay quá nhập tâm trong nhân vật thật nên tìm cách tự sát... Trên đây là một vài những dấu hiệu nhận biết sơ bộ ban đầu cho thấy 1 người có rối loạn tâm thần do nghiện mạng xã hội.
Nếu như bạn nhận thấy bạn bè, người thân mình đang quá đam mê mạng xã hội, game online... mà có biểu hiện như trên thì nên nhẹ nhàng, tìm cách đưa người đó đến thăm khám, gặp bác sĩ tư vấn để có hướng điều trị tốt nhất.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn