4 câu hỏi thường gặp khi có người thân mắc bệnh tâm thần

Trong gia đình có người thân mắc bệnh tâm thần sẽ khiến không ít người hoang mang, bối rối, có nhiều thắc mắc cấn được giải đáp.

Ngày đăng: 13-05-2018

1,469 lượt xem

1. Có phải nhiều người mắc bệnh tâm thần vẫn sinh hoạt như người bình thường nên khiến người nhà chủ quan?

Bệnh tâm thần không giống như những bệnh thông thường khác, khi ở giai đoạn nhe, nó không bộc lộ ra bên ngoài nên người nhà chủ quan, dẫn đến người bệnh dễ có những hành động không lường trước được. Khi đã nặng thì việc điều trị gặp khó khăn, thâm chí gây ra nhiều hậu quả khôn lường trước khi được điều trị.

Người nhà dễ chủ quan khi không đưa bệnh nhân tâm thần đi điều trị

2. Làm thế nào để nhận biết một người mắc bệnh tâm thần?

Người nhà cần phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh tâm thần để đưa họ đi điều trị như mất ngủ, khó ngủ liên tục 3-4 ngày; có những hành động đi ngược lại số đông như thu mình lại, cô độc, nói vớ vẩn, suy nghĩ hoang tưởng về nhiều thứ...

 Việc ngưng thuốc hay giảm thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định chứ không nên tự ý ngưng thuốc. Một số gia đình có người bệnh đã mặc cảm nên không dám nói cho người ngoài biết, không dám đưa đi điều trị nên để bệnh càng trầm trọng hơn.

3.  Làm cách nào để sống chung an toàn với người bệnh?

Một lưu ý quan trọng là cần đối xử tốt với người bệnh như người bình thường, không tranh luận tận cùng vấn đề với họ. Tuyệt đối không được xúc phạm họ là bị điên hoặc tương tự, điều này khiến họ rất dễ tái phát cơn. Người bệnh rất tình cảm và dễ tự ái hơn người bình thường nên đừng xa lánh, khinh khi họ. 

Người nhà nên cất tất cả những đồ gây sát thương như dao, kéo. Tránh để người bệnh ở một mình với con nít, cho họ tham gia lao động nhẹ nhàng để họ cảm thấy mình là người có ích. Tránh để người bệnh thức khuya; cần có chế độ dinh dưỡng ít mỡ, dễ tiêu, tạo không gian yên tĩnh cho người bệnh.

Không nên xa lánh bệnh nhân mắc bệnh tâm thần

Khi người bệnh lên cơn thì phải theo dõi, nhờ sự hỗ trợ của công an, tổ dân phố phối hợp đưa đi bệnh viện chứ không tự tiện nhốt, khống chế họ; hoặc cho tiếp xúc với người mà người bệnh tin tưởng để khuyên nhủ họ.

4. Cộng đồng cần có ứng xử như thế nào đối với người mắc bệnh tâm thần?

Cộng đồng cần tránh những hành vi như ném đá, chọc ghẹo người tâm thần. Ai cũng muốn được đối xử bình thường, kể cả người tâm thần. Họ là những người đáng thương hơn cả vì chẳng ai muốn mình mắc bệnh.

Số lượng bệnh nhân mắc bệnh tâm thần ngày càng nhiều do nền kinh tế phát triển,áp lực xã hội tăng lên, hôm nay anh là chủ doanh nghiệp có nhiều người tâng bốc, ngày mai anh phá sản, vào tù, bị xa lánh nên rất dễ tâm thần.

Cộng thêm việc sử dụng ma túy đá khiến tỉ lệ thanh niên bị loạn thần, hoang tưởng ngày càng cao. Do đó, việc tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách hành xử khi trong gia đình không may có người thân mắc bênh tâm thần là điều cần thiết. 

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha