Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, trong đó có những biến chứng ở bàn chân.
Ngày đăng: 15-12-2019
1,125 lượt xem
Đái tháo đường ảnh hưởng như thế nào đến bàn chân?
Biến chứng bàn chân là hậu quả của nhiều tổn thương phức tạp khác nhau của bệnh đái tháo đường như: tổn thương thần kinh, tắc mạch, nhiễm trùng…
- Bệnh thần kinh ngoại biên đái tháo đường
Tổn thương thần kinh đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý bàn chân đái tháo đường. Rối loạn thần kinh ngoại biên không chỉ gây rối loạn thần kinh cảm giác mà còn gây rối loạn thần kinh dinh dưỡng.
Ban đầu, bệnh nhân xuất hiện cảm giác nóng ran, bỏng rát… ở bàn chân, sau một thời gian bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác tê, đau và dần dần giảm và mất cảm giác bàn chân.
Bàn chân có thể bị teo cơ, biến dạng, thay đổi áp lực trên gang bàn chân khi đi lại, gây ra những vết chai do tì đè, loét lỗ đáo. Những thay đổi về cấu trúc bàn chân làm cho bàn chân dễ bị loét hơn.và gây nên nguy cơ nhiễm trùng bàn chân rất cao, phải cắt cụt chi cao.
Bàn chân ở người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng
- Bệnh động mạch ngoại biên
Người đái tháo đường có nguy cơ bị xơ vữa động mạch ở khắp cơ thể, trong đó bệnh động mạch ngoại biên chi dưới khá thường gặp. Khi mạch máu bị xơ vữa, lòng mạch máu sẽ bị chít hẹp làm giảm tưới máu cho phần chi bên dưới. Do vậy, bệnh nhân vừa có tổn thương thần kinh vừa xơ vữa tắc hẹp động mạch chi dưới càng tăng nguy cơ viêm loét, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử bàn chân.
Những vấn đề thường gặp trên bàn chân người đái tháo đường
Do tổn thương thần kinh ngoại biên và giảm tưới máu do xơ vữa mạch, bàn chân bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm như:
Nấm da chân: Khi đường huyết tăng cao không kiểm soát, cơ thể bị suy giảm miễn dịch và dễ bị nhiễm nấm, đặc biệt là ở vị trí tiếp xúc với nơi ẩm ướt, nền đất bẩn thường xuyên như bàn chân.
Nguy cơ cắt chi ở bệnh nhân tiểu đường do biến chứng nhiễm trùng
Nấm móng: Móng chân, tay bị nhiễm nấm thường bị thay đổi màu sắc móng (chuyển sang màu vàng nâu hoặc trắng đục), móng dày sừng, dễ gẫy và bị tách ra khỏi giường móng, một vài trường hợp móng bở và bể vụn.
Vết chai: Những vết chai ở vùng lòng bàn chân xuất hiện trên người đái tháo đường là hậu quả của việc thay đổi vị trí chịu áp lực và tì đè khi cấu trúc bàn chân bị thay đổi. Lâu ngày vi khuẩn có thể xâm nhập vào những tổn thương da vi thể xung quanh các vết chai làm vùng da nhiễm trùng, chảy mủ.
Loét da: Loét da có thể xảy ra tại các điểm tì đè, các vết chai tại lòng bàn chân tạo thành lỗ đáo. Loét da trên người đái tháo đường thường lâu lành, điều trị bao gồm kháng sinh (nếu có nhiễm trùng), gọt bớt vùng da chai và phòng ngừa loét tái phát bằng các loại giày dép đặc biệt giảm bớt áp lực vùng bị loét.
Do đó, để hạn chế biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra có thể dẫn tới cắt chi, người bệnh nên chủ động điều trị, hạ đường huyết xuống mức an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
Gửi bình luận của bạn