Phân biệt bệnh hoang tưởng và hiện tượng ngáo đá do chất kích thích

Ngày nay, qua phương tiện thông tin truyền thông, chúng ta không còn lạ gì với hiện tượng ngáo đá do dùng các chất ma túy kích thích. Những biểu hiện của ngáo đá khá giống với bệnh hoang tưởng, tuy nhiên, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau cần được phân biệt rõ, nhằm tránh sai lầm trong quá trình điều trị.

Ngày đăng: 16-04-2017

5,570 lượt xem

Sự giống và khác nhau giữa bệnh hoang tưởng và bị ngáo đá

Bệnh hoang tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra, nhưng bệnh nhân lại cho rằng điều đó là hoàn toàn chính xác, nên người khác không thể giải thích để họ có suy nghĩ khác được.

Hoang tưởng không phải là một bệnh mà là triệu chứng rối loạn về nội dung tư duy của lĩnh vực tâm thần học. Dưới cách suy nghĩ của bệnh nhân, nhiều chuyện không có thật nhưng họ lại cho là hoàn toàn đúng. Sự sai của bệnh nhân nặng nề đến mức ta không thể giải thích bằng lý lẽ hay chứng minh bằng chứng cứ được. Quá trình hình thành hoang tưởng rất phức tạp, liên quan mật thiết với các rối loạn tâm thần khác.

Ngáo đá là hiện tượng, tình trạng mất kiểm soát bản thân, ảo giác, mất nhận thức tạm thời, suy nhược lí trí, hoang tưởng, ảo thị, ảo thanh, ám ảnh bị giết hại,... thường gặp ở những người dùng ma túy đá có chứa các chất dạng Methamphetamine hoặc Amphetamine. Đây là tình trạng rất nguy hiểm tới tính mạng người bệnh, gây nguy hại cho những người xung quanh.

Ngáo đá có nhiều biểu hiện giống bệnh hoang tưởng

Người bị "ngáo đá" có các biểu hiện gần như giống với bệnh hoang tưởng nhưng mức độ nguy hiểm hơn. Nhiều trường hợp khiến bác sĩ nhầm lẫn do không nắm được tiền sử sử dụng ma túy của người bệnh, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Biểu hiện của người bị ngáo đá thường xuất hiện ngay sau khi người đó dùng ma túy đá, cụ thể như: hoang tưởng thấy mình bị hại, bị giết, thần kinh bị kích động mạnh có thể dẫn tới giết người hoặc họ nhìn người bình thường thành quái vật.

Người sử dụng ma túy “đá”, bị “ngáo đá” – phê thuốc thường mất kiểm soát hành vi, khuôn mặt ngáo ngơ, có những hành động kỳ quặc không giống ai như: tưởng tượng mình là chim bay lượn, là cá bơi dưới nước v.v.. Có những trường hợp sau khi sử dụng ma túy “đá” xuất hiện ảo giác rùng rợn, cho rằng những người xung quanh đang muốn hãm hại mình giống với chứng hoang tưởng bị hại.

Cần xử lý chứng hoang tưởng ở người bị ngáo đá như thế nào?

Đối với bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng, họ cần một khoảng thời gian dài để phục hồi thì người bị ngáo đá chỉ cần hết chất kích thích là trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý cách xử lý tình huống khi gặp kẻ ngáo đá như:

- Trước tiên, người thân cần có thái độ thật bình tĩnh và đồng thời phải xác định lúc này cần cuốn theo dòng hoang tưởng của họ. Nghĩa là nếu nạn nhân nói “đang có người đuổi theo truy sát…” họ thì người nhà cần có thái độ rất ân cần, đồng cảm rồi nhẹ nhàng khuyên và hỗ trợ họ nằm xuống.

Hãy tránh xa các chất kích thích để giữ sức khỏe cho bản thân và an toàn cho người xung quanh

- Lấy đá lạnh chườm lên khắp người nạn nhân, chườm lên trán họ.

- Thân nhiệt nạn nhân sẽ dần hạ xuống, người nhà cần liên tục nói nhẹ nhàng “hãy yên tâm” (vẫn phải cuốn theo dòng hoang tưởng của nạn nhân) và có những cử chỉ xoa dịu, thể hiện mức độ quan tâm ân cần.

- Có thể nói chuyện với nạn nhân như “đã bố trí người cảnh gác cẩn thận, bảo vệ rất chu đáo rồi…”. Khoảng 1 giờ sau, thân nhiệt nạn nhân lúc này đã hạ xuống và họ sẽ thèm nước, khát nước, thèm ăn. Cường độ hoang tưởng thưa dần, nạn nhân sẽ thèm ngủ, buồn ngủ.

- Khi họ đã hết cơn ngáo đá, nên tìm mọi cách khuyên họ tránh xa ma túy đá hoặc cho đến trung tâm cai nghiện nếu cần thiết.

Việc dùng các chất ma túy đá không hề tốt cho chúng ta, thậm chí có nhiều người từ ngáo đã trở nên điên loạn thật sự. Và ranh giới giữa người bình thường thành bệnh nhân hoang tưởng cũng rất gần.

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha