Làm cách nào để biết bệnh hoang tưởng đã chuyển thể tâm thần phân liệt

Theo các nhà khoa học, bệnh hoang tưởng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bệnh tâm thần phân liệt, thường xuất hiện trong độ tuổi từ 18−40 tuổi. Vậy những triệu chứng nào báo hiệu bệnh hoang tưởng đã biến thể thành tâm thần phân liệt?

Ngày đăng: 21-06-2017

2,397 lượt xem

Nghe thấy giọng nói trong đầu

Khác với chứng ảo thanh, người bệnh đôi lúc mới nghe được tiếng nói trong đầu. Người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường nghe thấy những tiếng nói kỳ lạ.

Những giọng nói thì thầm những điều tiêu cực về thế giới bên ngoài hoặc về chính bản thân người bệnh. Khi nghe thấy chúng, bệnh nhân thường có xu hướng đáp lại và trò chuyện với “giọng nói”. Điều nguy hiểm nhất là người bệnh làm theo lệnh của những giọng nói không có thật này.

Xuất hiện những cơn phẫn nộ không kiểm soát

Bệnh nhân bị tâm thần phân liệt thường rất dễ tức giận và luôn suy nghĩ rằng người khác đang tìm cách hãm hại họ, dẫn đến các cơn thịnh nộ. Bên cạnh đó, chịu đựng những rối loạn tâm thần này càng khiến người bệnh như muốn phát điên. Những người bệnh tâm thần phân liệt thường tỏ ra khó chịu hoặc phiền toái về các vấn đề nhỏ nhặt. Khi đó, họ chuyển sang trạng thái giận dữ rất nhanh.

Trạng thái tức giận quá mức ở người bệnh tâm thần phân liệt thường biểu hiện khá tiêu cực

Hình thành xu hướng bạo lực

Người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường có xu hướng phát sinh những hành vi bạo lực. Qua phân tích của các nhà tâm thần học, hành vi bạo lực được xem như phản ứng tự vệ của người bệnh trước những yếu tố khiến họ tin rằng chúng đang hãm hại họ. Thêm vào đó, một số hành động bạo lực bắt nguồn từ các “mệnh lệnh” của tiếng nói trong đầu người bệnh, họ thường trở nên hung hãn một cách đột ngột mà không cần bị khiêu khích.

Trở nên lo lắng, hoảng sợ quá mức

Người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường lo sợ rằng những người xung quanh sẽ làm hại mình, hoặc nghe thấy tiếng nói trong đầu đang chế nhạo, sỉ nhục và làm tinh thần họ càng rối loạn hơn. Càng sợ hãi, những biểu hiện bên ngoài như nói lắp bắp, nắm chặt tay hoặc nói quá to khiến người bệnh càng lộ rõ vấn đề tâm thần, đặc biệt là khi họ bị buộc phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Tách biệt với xã hội

Khi bệnh tâm thần phân liệt bắt đầu tiến triển, ngay cả những người từng hoạt động tích cực trong cộng đồng cũng bắt đầu rút lui dần khỏi các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí với gia đình họ để sống tách biệt. Đôi khi, chính nỗi sợ bị hãm hại khiến người bệnh càng cố gắng thu mình lại khỏi thế giới bên ngoài.

Người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường khá bi quan

Xuất hiện những hành vi kỳ lạ

Người bệnh sẽ hành xử một cách kỳ quái như tự nói chuyện một mình hoặc có những phát ngôn kỳ lạ khi trò chuyện với bạn bè và gia đình. Khi bệnh tình tiến triển về sau, người bệnh sẽ mất dần ý thức về việc vệ sinh cá nhân, thực hiện sinh hoạt hằng ngày, khó ngủ.

Nhiều bệnh nhân tâm thần tự sát vì họ làm theo chỉ dẫn khi các giọng nói trong đầu yêu cầu họ phải chết. Những ý nghĩ tự sát cũng thường xuất hiện khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc chống loạn thần.

Bệnh tâm thần phân liệt là một  bệnh lý về thần kinh nguy hiểm, nó không những ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà còn tác động đến những người xung quanh. Do đó, người thân hãy giúp bệnh nhân điều trị bệnh từ sớm để tránh bệnh phát triển nặng hơn.

Bệnh tâm thần, hoang tưởng hoàn toàn chữa khỏi vĩnh viễn bằng phương pháp Đông y đặc trị. Gia đình tôi đã mất nhiều năm nghiên cứu thành công phương pháp đặc trị hữu hiệu căn bệnh thế kỷ này.

LIÊN HỆ:   01678 041 262

Lang y Bùi Thị Hạnh (56 tuổi) để được tư vấn tốt nhất

Địa chỉ: Khu Đồng Mát - Phường Tân An - Thị Xã Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh

CHÚ Ý:Quý khách, quý bệnh nhân vui lòng liên hệ trước khi đến để tránh nhầm địa chỉ và mất tiền oan.

    ** BẢN ĐỒ CHỈ DẪN **

ĐỊA CHỈ NHẬN THUỐC MIỀN NAM

TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 40/4, đường số 19 (cách bùng binh đường Trần Não 50m), khu phố 2, Phường Bình An, Quận 2, TP.HCM
 
Hotline: 0913 82 60 68

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha