Bạn có biết mức độ nặng của chứng hoang tưởng giả bệnh

Hoang tưởng giả bệnh có 2 mức độ, mức độ nhẹ là sự cường điệu hóa các triệu chứng bệnh đến mức độ nặng là rối loạn giả tượng, nghĩa là tự cho bản thân mình mắc bệnh hoặc cho rằng người khác mắc bệnh.

Ngày đăng: 07-04-2018

1,561 lượt xem

Rối loạn giả tượng trá hình lên người khác

Hoang tưởng giả bệnh trá hình lên người khác (hay còn gọi là hội chứng Munchausen) xảy ra khi người bệnh cố tình nói với mọi người rằng người nào đó có bệnh hay có triệu chứng về tâm thần, tự gây ra thương tổn hay bệnh tật nhằm đánh lừa mọi người.

Người bị hội chứng này thường cho rằng đối phương bị bệnh, bị thương tổn hay có rối loạn chức năng và cho rằng đối phương cần phải được điều trị. Thông thường việc này thường xảy ra ở bậc cha mẹ muốn hãm hại con cái. Và điều này có thể đẩy con cái họ vào tình cảnh nguy hiểm hay được điều trị không cần thiết.

Rối loạn giả tưởng là mức độ nặng của chứng hoang tưởng giả bệnh

Làm thế nào mà người bệnh rối loạn giả tượng giả dạng được triệu chứng?

Bởi vì người bị rối loạn giả tượng rất thành thạo giả dạng các triệu chứng và bệnh cũng như tự làm tổn thương bản thân nên người thân hay thậm chí cả các bác sĩ và nhân viên y tế cũng rất khó xác định được thật hay giả.

Người bị rối loạn giả tượng tự dựng lên các triệu chứng hay tự tạo ra bệnh bằng nhiều cách như:

- Cường điệu hóa các triệu chứng hiện có: thậm chí ngay khi họ thật sự có bệnh lí, họ sẽ phóng đại hay cường điệu hóa các triệu chứng để ra vẻ trầm trọng hơn sự thật.

- Tự dựng bệnh sử: họ sẽ cung cấp nội dung bệnh sử sai sự thật với người thân và các bác sĩ, thậm chí còn hoang tưởng tự nói rằng mình bị ung thư hay HIV/AIDS. Hoặc họ sẽ làm giả các kết quả xét nghiệm để nói rằng mình đang có bệnh.

- Tự làm hại bản thân: họ tự làm họ ốm đau, ví dụ như tự cắt hay thiêu đốt cơ thể, có thể dùng một số thuốc như thuốc tiểu đường để tỏ ra có bệnh, họ cũng tự chữa lành các vết thương.

- Làm xáo trộn tình hình: họ có thể tự điều chỉnh các thiết bị hay dụng cụ y tế làm sai lệch kết quả, ví dụ như tự làm tăng nhiệt độ trong nhiệt kế. Hoặc họ có thể làm xáo trộn những mẫu xét nghiệm, ví dụ như đổ thêm nước tiểu vào mẫu máu hay ngược lại hoặc kèm thêm các chất lạ bên ngoài.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Người bị rối loạn giả tượng có thể nhận thức rõ nguy cơ bị thương hay thậm chí tử vong khi tự làm hại chính mình hay tự tìm đến điều trị bừa bãi, nhưng họ lại không thể kiểm soát được hành vi của mình và họ hầu như không muốn nhận được sự giúp đỡ. Thậm chí ngay cả khi có những bằng chứng – ví dụ như đoạn clip – quay lại được cảnh họ tự gây bệnh cho bản thân, tuy nhiên người bệnh thường phủ nhận và từ chối điều trị.

Các liệu pháp tâm lý rất cần thiết trong điều trị rối loạn giả tưởng

Nếu bạn nghi ngờ người thân cường điệu hóa bệnh tật hay tự giả bệnh thì bạn nên thử trao đổi nhẹ nhàng với người đó về vấn đề này. Để tránh làm họ giận dữ, cần đánh giá chính xác và đối chất cẩn thận với người bệnh. Hãy cố gắng tiếp thêm niềm tin và động lực cho họ vào các hoạt động tốt cho sức khỏe hơn là để họ cứ tiếp tục những hành vi làm hại sức khỏe. Hãy thể hiện sự ủng hộ và quan tâm chăm sóc, đồng thời giúp đỡ trong vấn đề điều trị cho người bệnh.

Rối loạn giả tượng thì không giống với việc tự bịa đặt các bệnh lí vì mục đích lợi ích cá nhân, ví dụ như để được nghỉ làm hay được thắng kiện. Mặc dù người bị rối loạn giả tượng biết rằng họ tự gây ra các triệu chứng và bệnh tật nhưng họ lại không hiểu được lí do của các hành vi này hay họ không nhận thức rằng mình có vấn đề về tâm lí.

Rối loạn giả tượng là một thử thách và rất khó điều trị. Tuy nhiên, sự giúp đỡ từ các trung tâm y tế và điều trị tâm lí là rất cần thiết trong việc ngăn ngừa những hành vi tự làm hại bản thân và gây ra thương tích cho bản thân hay thậm chí cái chết.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha